Góc chuyên gia

Góc chuyên gia

5 lầm tưởng phổ biến khi dùng bỉm cho trẻ nhỏ

Sử dụng bỉm tã chất lượng tốt và đúng cách sẽ giúp em bé của bạn thoải mái, hạnh phúc nhưng nếu sử dụng không đúng sẽ xuất hiện mẩn đỏ, hăm da ở vùng da mặc tã của con khiến bé khó chịu ngứa ngáy.

Lần đầu tiên bước chân vào hành trình làm mẹ, bạn sẽ nhận được vô số những lời khuyên từ người xung quanh về việc chăm sóc một đứa trẻ, nhưng không phải tất cả đều hoàn toàn chính xác. Bạn cần tránh những lỗi sai thường gặp khi chăm trẻ sơ sinh dưới đây để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như kìm hãm sự phát triển của con trong những năm tháng đầu đời, mẹ nhé!

  1. Sử dụng bỉm dẫn đến phát ban, mẩn đỏ

Chỉ sử dụng bỉm không phải là lý do mẩn đỏ có thể xuất hiện ở vùng dưới của bé. Môi trường giữa da và tã lót ẩm ướt, làn da nhạy cảm của trẻ tiếp xúc lâu hơn với các enzyme trong chất thải, vi khuẩn trên da bé có thể phân hủy nước tiểu thành hóa chất ammonia, dẫn đến tình trạng bị hăm. Thêm một chiếc tã không phù hợp hoặc ẩm ướt mới gây khó chịu cho làn da của bé.

9 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh mẹ cứu ngay kẻo trễ – Cẩm nang ...

Bạn có thể tránh hăm tã cho bé, bằng cách thường xuyên thay tã lót, chọn tã làm bằng vật liệu mềm, chẳng hạn như tã Jo, cũng được chứng minh lâm sàng để ngăn ngừa hăm tã.

  1. Bỉm cỡ lớn hơn giúp ngăn ngừa mẩn đỏ

Hăm tã xảy ra khi có ma sát giữa da bé và tã ướt, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên mua tã có kích cỡ quá rộng cho bé. Một chiếc tã vừa vặn và thoải mái sẽ phù hợp nhất với bé. Nếu kích thước của tã quá rộng, bé mặc sẽ dễ bị xô lệch, chất thải của con bị rò rỉ ra ngoài. Vì vậy, bạn cần kiểm tra xem tã có vừa vặn với chân và vòng hông của bé hay không, tã vừa vặn lưng thun mềm mại sẽ không để lại vết hằn đỏ.

  1. Bạn cần đánh thức em bé của mình vào giữa đêm nếu bé bị ướt bỉm

Điều này là không cần thiết, trừ khi tã của bé cực kỳ ẩm ướt hoặc đầy vết bẩn. Mặc dù tã của em bé thường cần được thay đổi sau mỗi 2-3 giờ (gần 10-12 chiếc tã mỗi ngày), quy tắc này có thể được thay đổi một chút trong khi bé ngủ.

Bạn cần mặc tã mới cho bé trước khi đi ngủ và ngay sau khi bé thức dậy, bởi vì hàm lượng axit của phân, nước tiểu càng tiếp xúc lâu với da của bé sẽ càng gây ra viêm nhiễm. Nếu bạn cần thay tã cho bé vào ban đêm, hãy cố gắng hoàn thành công việc này nhanh chóng mà không cần tương tác nhiều với em bé, để cả hai có thể trở lại ngay với giấc ngủ.

Việc thay tã cũng phụ thuộc vào loại tã mà bé đang mặc – nếu nó rất thấm hút, bé sẽ không cảm thấy khó chịu mà thức dậy. Tã Jo không chỉ bảo vệ chống tràn từ hai bên mà còn khóa chặt chất lỏng và giữ cho bé khô ráo trong nhiều giờ. Bạn không còn phải hy sinh thời gian ngủ quý giá của bạn hoặc bé!

  1. Sử dụng phấn rôm chống hăm trên vùng da mặc tã của bé

Sử dụng phấn rôm trẻ em, đặc biệt là trên các vùng da nhạy cảm, có lẽ bạn đang làm hại con bạn nhiều hơn đấy. Các nhà khoa học khuyến cáo không nên sử dụng phấn rôm, vì bột phấn có thể gây nguy hại khi vô ý nuốt vào hoặc hít phải. Rất nhiều mẹ hay sử dụng phấn rôm khi thay tã để đảm bảo khô ráo và ngăn ngừa hăm tã cho con. Tuy nhiên, công nghệ bỉm ngày nay đã được cải tiến hơn rất nhiều, bỉm thiết kế mỏng đi giúp trẻ đóng được thoáng hơn nhưng vẫn đảm bảo độ thấm hút, công nghệ Nano bạc trong tã còn diệt sạch tới 650 loại vi khuẩn giúp ngăn ngừa hăm tã.

  1. Nếu tã không ẩm ướt, bạn không phải thay tã cho bé

Tã thấm hút rất tốt không có nghĩa là con bạn có thể dùng một hai chiếc tã trong suốt cả ngày dài. Bé mặc tã bẩn hoặc ướt càng lâu, bé càng dễ bị nhiễm trùng. Ngay cả khi không có chất thải hoặc tã không quá ướt, hãy luôn thay tã sau mỗi 2-3 giờ cho bé. Sau khi thay tã cũ và vệ sinh sạch sẽ, hãy để mông bé “nude” một lúc trước khi mặc tã mới để da bé được khô thoáng.

 

 


Bài viết liên quan