Góc chuyên gia

Góc chuyên gia

9 cách kiểm soát sự tức giận hiệu quả cho mẹ bầu

Mang thai mang lại cảm giác vui mừng, hồi hộp, nhưng nó cũng khiến mẹ bầu dễ bị căng thẳng, tức giận, cáu kỉnh và lo lắng. Em bé trong bụng cũng sẽ cảm nhận được tất cả những gì mẹ trải qua, bao gồm cả sự tức giận.

Các yếu tố gây ra sự tức giận khi mang bầu

Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai thường khiến thai phụ dễ tức giận, căng thẳng tâm lý, nhạy cảm, thay đổi tâm trạng thường xuyên.

Khó chịu, căng thẳng: Hầu hết phụ nữ cảm thấy khó chịu khi mang thai, bao gồm buồn nôn, đau cơ và mệt mỏi, nghỉ ngơi không đủ, thiếu ngủ, quá tải công việc, đặc biệt là khi một số nhu cầu không được đáp ứng dễ dẫn đến những cơn giận dữ bùng phát.

Lo lắng, sợ hãi khi thai nhi không phát triển thuận lợi, những cơn đau chuyển dạ, con bị bệnh tật cũng khiến phụ nữ mang thai tức giận.

Sự tức giận của mẹ bầu có ảnh hưởng đến em bé không?

Câu trả lời là có. Khi phụ nữ mang thai tức giận dễ bị tăng huyết áp và nhịp tim, dẫn đến co thắt các mạch máu, điều này làm giảm việc cung cấp oxy và máu cho thai nhi, ảnh hướng tới sự phát triển của bé. Cơn giận kéo dài hoặc cực độ còn dẫn đến các biến chứng nhất định, ngay cả trong khi sinh.

Tức giận trong thời gian dài còn dẫn đến trầm cảm gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ và dễ mắc một số bệnh như huyết áp cao, đau đầu và các vấn đề tiêu hóa. Việc liên tục tức giận khi mang thai sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến em bé: dễ sinh non, bé sinh ra nhẹ cân, tính khí dễ bị kích thích, cáu kỉnh, khó chịu, trẻ hiếu động hơn còn khả năng nhận thức bị hạn chế.

Bệnh trầm cảm khi mang thai nguy hiểm như thế nào với bà bầu

Cách giúp mẹ bầu kiểm soát cơn giận của mình

Chế độ ăn uống lành mạnh:

Khi mang thai, cần chú ý ăn những bữa ăn lành mạnh và bổ dưỡng. Một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều protein và carbohydrate, rau xanh và hoa quả tươi sẽ giúp duy trì mức năng lượng ổn định, chống lại sự mệt mỏi giúp cho tâm trạng tốt hơn.

Tập thể dục thường xuyên:

Duy trì thói quen tích cực trong thai kỳ bằng cách tập các bài tập nhẹ phù hợp hoặc đi bộ thường xuyên giữ cho tâm trạng mẹ bầu vui vẻ và thoải mái hơn.

Tham gia vào các hoạt động khiến bạn hạnh phúc

Và tránh xa mọi thứ gây ra tiêu cực xung quanh bạn. Hãy dành thời gian với bạn bè, đi xem phim, vẽ tranh, nghe nhạc, làm vườn hay bất cứ điều gì bạn thích sẽ giúp giữ cho tâm trí của bạn khỏi căng thẳng.

Thiền:

Phụ nữ mang thai có thể tập thiền hoặc yoga, thở sâu sẽ giúp giải phóng căng thẳng và tức giận để luôn giữ được sự bình tĩnh.

Massage

Massage nhẹ nhàng có thể giúp bà bầu thư giãn, cả về thể chất và tinh thần. Nuông chiều bản thân bằng các phương pháp trị liệu spa cũng có thể làm giảm đau cơ ngoài việc làm dịu tâm trí.

Tránh những tình huống căng thẳng:

Nếu bạn cảm thấy mình đang trên bờ vực mất bình tĩnh hoặc tình hình đang trở nên quá căng thẳng, tốt nhất là hãy rời đi nơi khác.

Hãy nhờ đến sự giúp đỡ từ người xung quanh:

Khi mang thai, công việc công ty và gia đình sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi hơn nếu phải vật lộn một mình. Đừng ngại nhờ đến sự giúp đỡ của người thân, bạn bè, đồng nghiệp để tránh làm căng thẳng bản thân một cách không cần thiết.

Luôn ưu tiên bản thân:

Hãy đảm bảo rằng bạn được nghỉ ngơi đầy đủ mỗi ngày. Nghỉ ngơi hợp lý và giấc ngủ ngon là điều cần thiết trong thai kỳ, ngủ trưa không chỉ giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, tái tạo năng lượng cho buổi chiều mà còn có thể giảm rủi ro sinh con nhẹ cân.

Giải phóng cảm xúc:

Viết nhật ký, chia sẻ với người thân, bạn bè, đồng nghiệp những cảm xúc của bạn – cho dù đó là niềm hạnh phúc khi chào đón em bé hay sự khó chịu bạn đang gặp phải. Cảm xúc bị dồn nén sẽ chỉ làm tăng thêm sự cáu kỉnh của bạn mà thôi.

Hạnh phúc và sức khỏe của mẹ bầu vô cùng quan trọng vì nó ảnh hướng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của em bé. Bạn hãy tận hưởng giai đoạn tuyệt vời này và niềm hạnh phúc khi chuẩn bị chào đón một em bé xinh đẹp.


Bài viết liên quan