Góc chuyên gia

Góc chuyên gia

Ăn dặm đúng cách “chuyện lớn của người nhỏ”

Cho trẻ ăn dặm là giai đoạn bé làm quen với thực đơn mới lạ ngoài sữa mẹ – một giai đoạn thú vị nhưng cũng đầy khó khăn của mẹ và bé. Các mẹ chắc hẳn đã phải dày công tìm hiểu, nghiên cứu cũng như tham khảo kinh nghiệm từ các bà mẹ khác. Để có kế hoạch cho trẻ ăn dặm khoa học đúng cách nhất cho sự phát triển của con sau này, mẹ hãy cùng tham khảo những thông tin từ Jo nhé!

Trẻ sẵn sàng ăn dặm khi nào?

Trẻ được 6 tháng tuổi không phải là tiêu chuẩn duy nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm. Để cho con ăn dặm đúng thời điểm, mẹ cần lưu ý thêm các dấu hiệu sau: bé có thể tự ngồi và cổ con đã cứng cáp để giữ đầu thẳng, bé nhìn theo người lớn mỗi khi đến giờ ăn và  chóp chẹp miệng như thể muốn ăn, bé sẽ thích thú với những món ăn bạn đưa và đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn…

Hướng dẫn đầy đủ về ăn dặm theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng ...

Trong quá trình ăn dặm, 80 – 90% thức ăn chính của bé vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức, đây vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất, thức ăn dặm chỉ chiếm 10 – 20% còn lại.

Khi cơ thể bé phát triển tương đối hoàn chỉnh mới có thể hấp thu được những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ. Việc cho ăn dặm quá sớm sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ, bé giảm sức đề kháng, hệ tiêu hóa dễ tổn thương, và tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

Quy tắc ăn dặm từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều

Bé cần được tập ăn một cách khoa học và hợp lý, ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, từ ngọt đến mặn để bộ máy tiêu hóa non nớt của trẻ thích nghi dần dần cũng như hấp thu chất dinh dưỡng được tốt hơn.

Khi bắt đầu giai đoạn ăn dặm, hãy cho bé ăn bột hoặc cháo xay từ gạo, bổ sung thêm rau nghiền, trứng, thịt bò, thịt lợn, cá. Nên cho bé ăn từng ít một, từ 1 – 2 muống bột loãng, lúc đầu là 1 bữa rồi tăng thành 2 bữa và sau mỗi ngày bé quen dần sẽ tăng số lượng lên.

Cùng với việc ăn bột, mỗi ngày trẻ cũng cần được ăn thêm một bữa trái cây nguyên chất để tận dụng nguồn chất xơ và một bữa nước ép. Tuy nhiên, sữa mẹ vẫn luôn là nguồn dinh dưỡng quý báu cho trẻ nên cần phải duy trì việc cho trẻ bú thường xuyên.

Đảm bảo đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng cần thiết

Cũng như người lớn, trẻ cần cung cấp đủ 4 nhóm chất trong các bữa ăn hàng ngày, gồm bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.

Giai đoạn bé bắt đầu tập ăn dặm, mẹ cần tập cho bé ăn từng nhóm thực phẩm một để bé làm quen và thích nghi dần với cơ thể. Sau giai đoạn làm quen và nhận biết, mẹ có thể kết hợp nhiều nhóm thực phẩm với nhau để tăng cường chất dinh dưỡng cho bé cũng như phong phú vị giác cho bé yêu.

 

Nhóm chất đường bột: cung cấp năng lượng hàng ngày cho bé gồm có gạo, khoai tây, yến mạch…

Nhóm chất đạm: nên kết hợp hài hòa đạm động vật có trong thịt, cá… và đạm thực vật có trong các loại đậu đỗ để cung cấp các axit amin cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển của bé. Tuy nhiên mẹ cũng không nên cho bé ăn quá nhiều chất đạm.

Nhóm vitamin và khoáng chất: rau củ và trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất, cũng như chất xơ hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Nhóm chất béo: đóng vai trò quan trọng là dung môi giúp các vitamin A, D, E, K… hòa tan hấp thu vào cơ thể. Mẹ có thể trộn 1 thìa dầu ăn như dầu mè, dầu gấc, dầu oliu  vào thức ăn của bé sau khi nấu chín giúp bữa ăn của bé thêm ngon hơn, hoặc cho bé dùng thêm phô mai, bơ…

Không ép bé ăn

Khi con bước sang giai đoạn ăn dặm, các mẹ thường rất sốt ruột và mong muốn được nhìn thấy bé yêu của mình ăn thật ngon, thật nhiều. Tuy nhiên, việc tập cho bé ăn dặm đúng cách cần một chút kiên nhẫn, mẹ không nên ép bé ăn khi bé tỏ thái độ không muốn ăn mà thay vào đó có thể cho bé bú nhiều hơn. Việc bị ép buộc ăn có thể khiến bé hình thành tâm lý tiêu cực với ăn uống, làm bé sợ ăn hãi việc ăn dặm. Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến bé biếng ăn nên mẹ hãy thật lưu ý nhé.


Bài viết liên quan