MENUMENU
- Mang thai
-
-
Bài nổi bật nhất
-
Bài phổ biến nhất
-
-
- Sinh con
-
-
Bài nổi bật nhất
-
Bài phổ biến nhất
-
-
- Nuôi con
-
-
Bài nổi bật nhất
-
Bài phổ biến nhất
-
-
- Chuyên gia DND Brothers
- Video
- Tin tức
- Sản phẩm Jo
Nếu như trước đây, giai đoạn trẻ sơ sinh bé nhà bạn chưa bao giờ bị hăm tã thì khi bước vào tuổi ăn dặm, một số loại thực phẩm có thể sẽ khiến bé bị hăm. Vậy mẹ cần tránh những thực phẩm nào và nên sử dụng loại thực phẩm nào cho bé, hãy cùng Jo tìm hiểu nhé.
Cam là loại quả cung cấp nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cam là thực phẩm có tính axit, có thể gây hăm tã cho trẻ nhỏ. Nếu bé thường xuyên uống nước cam hoặc ăn cam tươi được cắt nhỏ thì cam có thể là nguyên nhân khiến bé bị hăm tã.
Các mẹ thử tạm dừng cho bé ăn cam và các loại quả có họ với cam như bưởi, chanh và quýt, có thể giúp phân của bé bình thường và khiến hăm mau lành.
Cà chua là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và làn da, nhưng đối với trẻ bị hăm tã, cà chua không phải là thực phẩm mà bé nên ăn do cà chua cũng có tính axít, làm tăng khả năng phát triển hăm da của bé.
Bởi vậy, khi ăn dặm, bé có thể bị hăm da nếu ăn một lượng lớn cà chua hoặc các loại thực phẩm có nguồn gốc từ cà chua. Nếu mẹ thấy bé bị hăm da, hãy tạm thời bỏ cà chua ra khỏi thực đơn hàng ngày. Còn nếu bé đang trong giai đoạn bú mẹ, mà mẹ ăn quá nhiều cà chua hoặc các sản phẩm từ cà chua thì cũng có thể khiến hăm da “bùng phát”.
Ngoài ra, một số loại quả có tính axit cao như: dâu tây, mâm xôi và việt quất cũng nên hạn chế sử dụng, do hàm lượng axit có trong các loại quả này sẽ làm thay đổi thành phần phân của bé, khiến bé dễ bị hăm hơn.
Thực phẩm giàu chất xơ, vitamin như rau xanh và củ quả; giàu chất đạm như thịt nạc, trứng gà…là những loại thực phẩm mẹ nên cho bé ăn để giúp bệnh hăm nhanh chóng bị đẩy lùi.
Uống đủ nước, sữa để tăng sức đề kháng cho trẻ cũng là biện pháp giúp phòng ngừa và điều trị hăm hiệu quả. Trong quá trình cho bé ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn một loại thực phẩm trong vài ngày và xem trẻ có bị dị ứng hay không rồi mới cho bé ăn những loại thực phẩm khác.
Các mẹ nên thay tã cho bé thường xuyên 4 – 6 tiếng một lần và nên thay ngay sau khi bé đi ngoài. Cần lau rửa sạch khi bé đi vệ sinh bằng nước ấm hoặc khăn ướt an toàn dịu nhẹ để tránh sự tích tụ vi khuẩn và cho bé “nude” 15 phút trước khi tiếp tục thay tã mới.
Trước khi tiếp xúc với da bé, mẹ cần rửa tay sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công làn da non nớt của bé nhé.
Hiện nay, hàng nghìn mẹ Việt đã tin tưởng lựa chọn tã Jo để bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ. Với công nghệ Nano bạc diệt khuẩn và chống hăm, phòng ngừa các bệnh ngoài da cho bé cùng bề mặt tã siêu mềm mịn như bông nâng niu da bé nhẹ nhàng. Màng đáy dạng vải thoáng khí đẩy nhanh hơi ẩm, hơi nóng ra bên ngoài giúp da bé luôn khô thoáng, chống hăm. Tinh chất trà xanh khử mùi thơm mát và chống hăm hiệu quả giúp bé luôn dễ chịu cả ngày lẫn đêm.
Thực phẩm là tác nhân lớn ảnh hưởng đến việc chữa trị bệnh hăm, đôi khi chúng cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý hăm da ở trẻ nhỏ. Vì vậy, bên cạnh tã bỉm hay vấn đề vệ sinh da bé, trong khẩu phần ăn hàng ngày thực phẩm cũng là yếu tố cha mẹ cần quan tâm đặc biệt.