Góc chuyên gia

Góc chuyên gia

Thụ tinh trong ống nghiệm và những điều bạn cần biết

Thụ tinh trong ống nghiệm là một phương pháp khoa học mới giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn, gặp khó khăn trong thụ thai tự nhiên và vô sinh. Phôi thai được tạo ra trong phòng thí nghiệm và sau đó được cấy vào tử cung của người mẹ.

Thụ tinh trong ống nghiệm

 

Vậy, thụ tinh trong ống nghiệm hoạt động như thế nào ?

Thực tế, quá trình thụ tinh trong ống nghiệm không khác gì so với quá trình thụ tinh thông thường, chỉ có điều nó xảy ra bên ngoài cơ thể của người mẹ. Trứng được kết hợp với một mẫu tinh trùng khỏe mạnh của người bố. Từ đó, phôi thai sẽ được hình thành. Phôi thai sau đó sẽ được cấy vào tử cung của người mẹ.

Thụ tinh trong ống nghiệm

Các giai đoạn của thụ tinh trong ống nghiệm

Trước khi lấy mẫu trứng, người mẹ phải nỗ lực rất nhiều để có được nguồn cung cấp lành mạnh. Trứng được kiểm tra và theo dõi chặt chẽ bằng biện pháp siêu âm. Khi trứng đã sẵn sàng để thụ tinh, bác sĩ sẽ đưa thiết bị vào buồng trứng thông qua âm đạo để lấy trứng. Sẽ mất vài ngày để tiếp tục quá trình thụ tinh với tinh trùng của chồng hoặc người hiến tặng. Phôi thai hình thành sẽ được cấy vào tử cung và theo dõi từ 1 – 2 tuần.

Chi phí thụ thai

Thụ tinh trong ống nghiệm là một trong những phương pháp đắt đỏ và tốn nhiều thời gian. Tại Việt Nam, tổng chi phí một ca thụ tinh nhân tạo rơi vào khoảng từ 55 – 60 triệu, là một con số khá cao so với thu nhập bình quân của người Việt. Để được thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, người bố và mẹ bắt buộc phải tuân thủ những quy định khắt khe về sức khỏe. Chỉ có 20 – 25% khả năng thành công của một ca thụ tinh nhân tạo. Khi thất bại, các bác sĩ sẽ rã đông phôi trữ và chuyển tiếp để có thêm cơ hội khác, và bắt đầu một lần chi phí thụ tinh mới.

Thụ tinh trong ống nghiệm có khả năng sinh đôi, sinh ba ?

Thụ tinh nhân tạo thường phải qua quá trình thử nhiều lần mới thành công, do đó sẽ có nhiều hơn một phôi thai được cấy vào tử cung. Một phôi thai sẽ có thể tách ra để tạo thành những cặp song sinh. Trên thực tế, có tới ⅙ các ca thụ tinh nhân tạo sinh ra các cặp sinh đôi, sinh ba, cao hơn nhiều so với tỉ lệ 1/80 của sinh tự nhiên. Các loại thuốc sinh sản được sử dụng để tăng cơ hội mang thai cũng đồng thời làm tăng tỉ lệ sinh nhiều con. Tuy vậy, việc sinh đôi hay sinh ba có thể đem đến nhiều rủi ro, do đó nhiều bác sĩ khuyên nên đóng băng phôi có khả năng đa thai.

Sự phát triển của thụ tinh nhân tạo

Tại nước ngoài, “em bé ống nghiệm” đầu tiên là Louise Brown, được sinh ra ở Anh vào năm 1978. Tại Việt Nam,3 em bé đầu tiên được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo là Phạm Tường Lan Thy sinh năm 1998 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Lưu Tuyết Trân ( 1998 ) tại Tiền Giang và Mai Quốc Bảo – bé trai duy nhất trong 3 bé.

Các em bé được sinh ra nhờ phương pháp này có trọng lượng sơ sinh lớn hơn những em bé thông thường. Một ưu điểm khác của việc đông lạnh trứng và tinh trùng là sẽ cắt giảm sự cần thiết của các hormone nhân tạo. Trong tương lai, phương pháp này sẽ tiếp tục phát triển và đem lại cơ hội cho rất nhiều những gia đình hiếm muộn.

 


Bài viết liên quan