Góc chuyên gia

Góc chuyên gia

Vì sao mẹ bầu thiếu ngủ và hậu quả không thể coi thường

Mẹ bầu thiếu ngủ, thiếu ngủ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển thể chất và trí não của thai nhi. Trong khi đây lại là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai.

Các nghiên cứu cho thấy nếu mẹ bầu thiếu ngủ trong thời gian mang thai, con sinh ra sẽ có nguy cơ cao bị chậm phát triển, nhẹ cân, hay quấy khóc, thiếu máu… Ngoài ra, con có thể bị sinh non, mắc hội chứng tăng huyết áp thai kì.

Ắt hẳn không mẹ bầu nào muốn con lại mắc các vấn đề như vậy khi chào đời. Tuy nhiên, mất ngủ lại là triệu chứng dường như xảy ra hầu hết ở các chị em mỗi lần mang thai. Vậy phải làm gì để giảm thiểu hoặc loại bỏ chúng?

Dưới đây là một số nguyên nhân chính làm mẹ bầu thiếu ngủ và biện pháp xử lý vô cùng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao nhất.

Đi tiểu thường xuyên vào buổi đêm

Những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi lớn làm tử cung to hơn rất nhiều và đè lên bàng quang khiến mẹ bầu buồn đi tiểu nhiều hơn. Hầu như mẹ nào cũng từng trải qua tình huống này mỗi đêm. Trung bình một đêm mẹ bầu phải đi tiểu 3-4 lần, do đó thật khó mà ngủ sâu và ngon giấc được.

Vì sao mẹ bầu thiếu ngủ và hậu quả không thể coi thường

*Cách khắc phục: Do sự phát triển của thai nhi nên mẹ bầu không thể loại bỏ hết tình trạng đi tiểu đêm nhiều được. Cách duy nhất là chị em hạn chế uống nước trong vòng 3 tiếng trước khi đi ngủ để giảm bớt số lần phải thức dậy đi vệ sinh giữa đêm.

Không tìm được tư thế ngủ thích hợp

Ba tháng đầu, cơ thể của mẹ chưa có sự thay đổi nhiều nên chị em có thể thoải mái nằm nghiêng, nằm ngửa, co hoặc duỗi chân tùy thích. Tuy nhiên, càng về những tháng cuối, khi mà bụng bầu ngày càng to dần, chị em sẽ khó tìm được tư thế ngủ thoải mái cho mẹ mà vẫn an toàn cho con. Vì vậy, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc.

Vì sao mẹ bầu thiếu ngủ và hậu quả không thể coi thường

*Cách khắc phục: Theo các chuyên gia, nằm nghiêng sang bên trái là tư thế ngủ thích hợp nhất cho mẹ bầu. Tuy nhiên, khó để giữ tư thế này suốt cả đêm được nên mẹ bầu có thể sử dụng các loại gối đặc biệt dành riêng cho bà bầu.

Lo lắng, áp lực

Hormone thai kỳ progesterone trong cơ thể thay đổi sẽ khiến cho tâm trạng mẹ bầu thiếu ổn định, trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị lo lắng, căng thẳng hay u sầu vì những chuyện nhỏ nhặt. Cảm xúc không tốt cũng sẽ khiến mẹ bầu ngủ bồn chồn, ngủ không ngon.

*Cách khắc phục: Mẹ bầu nên có các biện pháp thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý. Thường xuyên tâm sự, chia sẻ cảm xúc với gia đình, bạn bè thân thiết, đặc biệt là với chồng sẽ giúp chị em giải tỏa được phần nào. Chị em cũng có thể tập yoga, thể dục nhẹ nhàng hoặc tham gia các lớp tiền sản để được cung cấp các kiến thức cần thiết trước khi sinh.

Thói quen ăn uống thay đổi

Có mẹ bị ốm nghén không ăn uống được gì nên đêm thường bị đói. Hoặc các mẹ bầu khác lại có suy nghĩ phải “ăn cho hai người” nên ăn quá nhiều dễ dẫn đến đầy bụng, khó ngủ vào ban đêm.

Vì sao mẹ bầu thiếu ngủ và hậu quả không thể coi thường

*Cách khắc phục: Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no trước giờ đi ngủ, luôn ăn đúng giờ. Khi ngủ, mẹ bầu nên kê cao gối hoặc ngủ trên võng tạo sự thoải mái cũng như giúp lưu thông máu tốt.

Thai nhi cử động nhiều về đêm

Nhiều mẹ bầu mệt mỏi và không khỏi lo lắng vì buổi đêm em bé cử động nhiều. Điều này khiến chị em bị tỉnh giấc, khó ngủ trở lại hoặc thậm chí là bị đau bụng. Các chuyên gia giải thích rằng, thai nhi thường đạp nhiều về đêm vì đêm yên tĩnh, mẹ ít hoạt động nên dễ cảm nhận những cử động của em bé.

*Cách khắc phục: Mẹ cần dỗ dành bằng cách trò chuyện nhẹ nhàng hoặc cho con nghe những bản nhạc du dương để ru con ngủ.

Mẹ bầu thiếu ngủ do bị chuột rút

Một nguyên nhân khác khiến mẹ bầu khó ngủ buổi đêm đó là bị chuột rút. Ăn quá nhiều thịt hoặc đồ ngọt vào buổi tối, hoặc có những cảm xúc tiêu cực trước khi đi ngủ là những lý do thường gặp khiến mẹ bầu bị chuột rút.

*Cách khắc phục: Chị em có thể ngâm chân bằng nước ấm và mát- xa chân trước khi đi ngủ hoặc gác chân cao lên tường, lên gối. Ngoài ra mẹ bầu nên bổ sung thêm canxi, magie, vitamin B trong bữa ăn để tránh gặp tình trạng này.


Bài viết liên quan