Jo - Khát vọng về công nghệ bỉm sạch cho trẻ em Việt

“Cả nhà đã tưởng tượng rất nhiều đến lúc được gặp con.

Và không phải chờ đợi lâu nữa, giây phút hạnh phúc ấy

sắp đến rồi”

Bước sang tam cá nguyện lần thứ 3 (tuần 28 đến tuần 40), mẹ bầu đã có thể đếm ngược đến ngày sinh em bé. Đây cũng là giai đoạn thai nhi tăng trưởng mạnh mẽ nhất là chiều cao và cân nặng. Vì vậy tiếp tục chế độ chăm sóc khoa học và chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ là rất cần thiết . Nó không chỉ hỗ trợ tối đa cho sự phát triển “nước rút cuối cùng” của trẻ mà còn giúp cả gia đình có sự chuẩn bị tốt nhất để chào đón thành viên mới. Hãy cùng jo tìm hiểu và lưu lại nhưng thông tin hữu ích vềtam cá nguyệt thứ 3 nhé bố mẹ:

NHỮNG THAY ĐỔI

              Ở NGƯỜI MẸ

“CÀNG GẦN NGÀY SINH, MẸ

BẦU SẼ CÀNG THẤY BỤNG BẦU

TỤT XUỐNG, RẠN DA NGÀY

CÀNG NHIỀU, THỞ DỐC,

HOA MẮT, CHÓNG MẶT VÀ ĐI

TIỂU NHIỀU LẦN.”

Về mặt sinh lý, từ tháng thứ 7 trở đi, bụng bầu nặng nề khiến mẹ đi lại khệ nệ, khó khăn hơn. Tử cung mở rộng chèn ép lên các cơ quan khác trong cơ thể khiến mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thở dốc, hoa mắt, chóng mặt và đi tiểu nhiều lần. Càng gần ngày sinh, mẹ sẽ nhận thấy bụng bầu tụt thấp một cách nhanh chóng vì thai nhi đang dần quay đầu lọt xuống vùng xương chậu để chuẩn bị cho thời điểm “ra ngoài”.Tăng cân nhanh chóng cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu càng bị rạn da nhiều hơn tại các vùng bụng, hông, đùi, ngực.

Sự tang tiết hormone estrogen và progesterone làm thay đổi sắc tố da khiến cổ, nách, bẹn, đầu nhũ hoa trở nên sậm màu và còn xuất hiện vết nám trên da

Sự thay đổi nội tiết tố cũng là nguyên nhân khiến thận giữ muối, muối tích tụ trong cơ thể gây ra phù nề. Điều này giải thích tại sao các bà bầu thường bị phù nề tay, chân, mặt (dân gian gọi là xuống máu).

3 tháng cuối thai kì, mẹ có thể bị nghén trở lại với cảm giác buồn nôn, da vàng, người mệt mỏi do sự bài tiết của mật bị suy giảm. Chức năng gan, than suy yếu khiến nhiều mẹ bị mụn trứng cá hay bị ngứa khắp cơ thể vô cùng khó chịu. Tuy nhiên, những triệu chứng này sẽ hết dần sau khi sinh nên mẹ cứ yên tâm nhé.

Về mặt cảm xúc, mẹ bầu có cảm giác “thở thôi cũng mệt” trong giai đoạn 3 tháng cuối thau kỳ. Càng gần thời gian sinh nở, thai nhi càng phát triển thì càng có lúc mẹ cảm thấy kiệt sức, và bắt đầu chán ngán việc mang thai. Tâm trạng vui buồm thất thường lại trở lại, và mẹ dễ dàng khóc bất kì lúc nào.

Mẹ bầu bắt đầu thấy lo lắng về việc chuyển dạ và sinh nở. Mẹ nghĩ nhiều về các cơn đau và đôi lúc thấy sợ hãi khi nghĩ đến chúng. Hãy hít thở thật sau nào mọi thứ sẽ diễn ra một cách suôn sẻ thôi

3 tháng cuối thai kỳ. khi nghĩ về việc sinh con, hầu như các bà bầu mẹ đều tin tưởng và mong muốn rằng mình sẽ sinh theo phương pháp tự nhiên, không cần bất cứ sự can thiệp nào. Tuy nhiên, hãy chuẩn bị tinh thần 1 chút, vì dù sinh thường là tốt nhất nhưng vẫn luôn có khả năng phải dung đến các phương pháp khác để đảm bảo an toàn cho mẹ và em bé

Thời điểm này, mẹ bầu cũng trải qua tâm trạn hồi hộp, háo hức xen cả lo lắng. Em bé sẽ giống ai, trông như thế nào, có ngoan không? Những câu hỏi đó sẽ luôn thường trực trong đầu mẹ. Mẹ bầu cũng bắt đầu quan tâm đặc biệt đến việc chăm sóc em bé sau sinh, tìm hiểu cách bế, cách cho con bú. Nghĩ về chiếc bụng xẹp lép và nhăn nheo sau sinh có thể khiến mẹ sợ hãi. Mẹ đừng lo lắng quá nhé

SỰ PHÁT TRIỂN

CỦA THAI NHI

Em bé có lông mi và biết chớp mắt. Làn da nhăn nheo cũng mịn màng hơn. Móng tay móng chân và tóc cũng đã phát triển. Và hàng tỉ tế bào thần kinh cũng được sản sinh. Thai nhi sẽ tiếp tục những tuần quý giá cuối cùng để tăng cân và hoàn thiện các cơ quan chức năng trong cơ thể

Nếu sinh đủ ngày đủ tháng (từ tuần 36 đếnn 42) thì cơ hội sống và khỏe mạnh của em bé sẽ được nâng cao hơn. Mỗi ngày trong tử cung của mẹ đề rất có ích, giúp cơ thể bé trưởng thành và cứng cáp hơn để chuẩn bị cho một cuộc sống độc lập khi chào đời. Mặc dù tất cả các cơ quan và các phần cơ thể của em bé đều đã khá hoàn chỉnh, nhưng chúng vẫn cần được nuôi dưỡng để lớn lên và hoạt đông tốt. Và 3 thánh cuối là thời điểm vàng để thai nhi tang trưởng mạnh mẽ.

Từ tuần 28-32, mỗi tuần bé có thể tang thêm 500 gra. Từ tuần 32-36, tốc độ tang cân giảm xuống còn 250 gram/tuần. Tuần 38-40, thai nhi trung bình nặng 3000-3500 gram và dài khoảng 56cm.

3 tháng cuối thai kỳ, các tế bào chết, chất bài tiết từ ruột, gan tích tụ nhiều thành các chất màu xanh. Các chất này sẽ được bài tiết ra ngoài khi bé chào đời, được gọi là phân su.

Từ tuần 57 bé quay đầu về dưới phía xương chậu của mẹ, ổn định ngôi thai chuẩn bị chào đời. Khi khám thai định kỳ, nếu biết đầu em bé chưa nằm ở vị trí hướng xuống thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Vào đầu thời gian của tam cá nguyệt cuối cùng. Việc có ngôi thai nang cũng không quá phải quá mạo hiểm

DINH DƯỠNG

3 THÁNG CUỐI

Chất dinh dưỡng không chỉ cung cấp cho sự phát triển của thai nhi, mà còn cần dự trữ lại một phần trong cơ thể người mẹ để chuẩn bị cho nhưng việc như : mất máu khi sinh, tiêu hao thể lực, cho con bú…

3 tháng cuối là giai đoạn nước rút cho cả mẹ và bé. Chất dinh dưỡng không chỉ cung caaos cho sự phát triển của thai nhi, mà còn cần dự trữ lại một phần cơ thể người mẹ để chuẩn bị cho những việc như: mất máu khi sinh, tiêu hao thể lực, cho con bú… Do vậy, ba tháng cuối này, mẹ cần bổ sung những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao như các loại sữa, thịt nạc, các loại cá…

Để tang cường hàm lượng khoáng chất và các vitamin cho cơ thể, mẹ bầu cần bổ sung nhiều tôm, cua, rong biển, các sản phẩm chế biến từ đậu, xương xườn, gan lợn,các loại rau có màu vàng, xanh và hoa quả. Mẹ nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để hạn chế tình trạng ợ nóng, ợ hơi và không gây áp lực cho tiêu hóa.

Đặc biệt, bộ não của bé dần hoàn thiệu vào 3 tháng cuối thai kỳ và giai đoạn nhữ nhi. Vậy nên mẹ cần bổ sung thêm DHA, choline và omega3 (những yếu tố quan trọng cấu thành nên bộ não thai nhi) từ thực phẩm: các loại cá biển (cá mòi, cá hồi , cá trích, cá thu, cá nục, cá ngừ..), các loại dầu thực vật, bơ thực vật, trứng, ngũ cốc nguyên hạt

TẬP LUYỆN

NHƯ THẾ NÀO?

Những bài tập thể hợp lý như yoga, thiền, đi bộ, bơi lội,… khống chỉ giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ và những biến chứng nguy hiểm mà còn giúp mẹ dễ sinh hơn sau này.

Những lời khuyên hạn chế vận động trong 3 tháng cuối thai kỳ là không đúng. Những bài tập thể hợp lý như yoga, thiền, đi bộ, bơi lội,… khống chỉ giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ và những biến chứng nguy hiểm mà còn giúp mẹ dễ sinh hơn sau này.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí sản khoa tiến hành trên 826 bà mẹ cho thấy, những bé có mẹ thường xuyên tập thể dục trong 3 tháng cuối sẽ có ít nguy cơ bị béo phì và thừa cân sau khi sinh. Đồng thời, những bài tập thể dục cũng giúp khả năng hấp thụ chất béo của thai nhi tốt hơn cần thiết cho quá trình phát triển các tế bào não và hình thành các lớp mỡ dưới da cho bé.

Bên cạnh hoạt động thể chất, việc gặp gỡ bạn bè, người than sẽ giúp mẹ bầu cảm giác được chia sẻ, giải tỏa căng thẳng và phòng tránh trầm cảm sau sinh.

LƯU Ý

KHI MANG THAI

3 THÁNG CUỐI

Đã sắp đến ngày có thể ôm con vào lòng, nhưng nó đến gần tới mức có thể sảy ra bất kỳ khi nào. Hãy đảm bảo mọi thứ sẵn sàng khi em bé ra đời bố mẹ nhé!

– Khám thai thường xuyên trong 3 tháng cuối rất quan trọng vì sẽ giúp mẹ cập nhật tình hình phát triển của thai nhi, tính ngày dự sinh, nắm rõ quá trình sinh nở cũng như phát hiện kịp thời các tai biến sản khoa thường gặp giai đoạn này (tiền sản giật, vieemm đường tiết niệu, tiếu đường, thai kỳ…) Từ tuần 27 đến 36, mẹ nên khám thai định kỳ 2 tuần 1 lần, Từ 36 đến lúc sinh, mẹ nên khám thai định kỳ 1 lần 1 tuần

– Bộ nào của thai nhi đã phát triển mạnh mẽ, bé nhạy cảm với âm thanh, và đã ghi nhớ khá tốt. Vì vậy, nghe nhạc, đọc sách và vai trò nói chuyện với bé cưng trong bụng không chi giúp mẹ thư giãn tinh thần mà còn gắn kết tình cảm gia đình cũng như giáo dục sớm từ trong bụng mẹ.

– Bàn giao công việc cũng là việc mẹ nên làm để có thời gian nghỉ ngơi dưỡng thai đồng thời không ảnh hưởng đến hoạt động chung của cơ quan, tổ chức mình đang làm việc.

– Những lớp tiền sản sẽ rất hữu ích cho mẹ. Ngoài lớp thai sản, mẹ có thể học thêm các lớp tiền sản về chăm sóc trẻ sơ sinh, cách bế con, cho con bú, massage bầu ngực gọi sữa về.. để không bỡ ngỡ sau này

– Từ tuần 35 trở đi, ngày dự sinh liên tục thay đổi,cơn đau chuyển dạ có thể sảy ra bất ngờ, nhất là với các mẹ thai lần đầu. Vậy nên, bố mẹ hãy tamj hoãn những chuyến đi xa, những kế hoạch dài ngày và luôn trong tâm thế sẵn sang khi bé trào đời nhé.

– Chuẩn  bị giỏ đồ đi sinh: 3 tháng cuối đặc biệt là những tuần cuối , mẹ nên chuẩn bị đầy đủ những vật dụng đi sinh, đăng kí bệnh viện bác sĩ đỡ đẻ,… để sẵn sàng mọi tình huống nhé.

– Hãy đảm bảo mọi thứ đã sẵn sàng khi em bé chào đời, từ dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp phòng riêng, nôi cũi, quần áo, bỉm sữa,…Chuẩn bị sớm giúp bố mẹ có thời gian tìm hiểu, mua sắm đồ tỉ mỉ chứ không phai cuống cuồng sắm sửa thêm như khi em bé đã ra đời.

– Tìm kiếm sự giúp đỡ từ ông bà ngoại hoặc người giúp việc. Sau khi sinh con, mẹ bầu mất rất nhiều sức và có cả hàng tỉ việc phải làm. Vậy nên hãy nói chuyện với ông bà để nhận được sự giúp đỡ sau sinh. Nếu ông bà đều ở xa, cân nhắc thuê người giúp việc là rất cần thiết

– Cân đối các khoản thu chi: Khi một em bé ra đời, có hàng tram khoản phải chi tiêu. Nếu không có một kế hoạch tài chính chi tiết và những khoản dự trù hợp lý, rất có thể gia đình bạn sẽ rơi vào tình trạng khó khan khi nguồn thu ít đi còn các khoản chi cứ tiếp tục tăng lên.

– Đặt tên cho em bé: Cái tên theo con đến suốt cả cuộc đời và chưa đựng biết bao tình cảm yêu thương, kỳ vọng của bố mẹ. Đã đến lúc nên nghĩ về những cái tên hay, ý nghĩa cho con yêu rồi đó.

VAI TRÒ CỦA BỐ

3 tháng này mẹ đặc biệt cần bố ở cạnh bên. Cùng với bụng bầu ngày một to dần , nhiều nỗi băn khoăn không tên sẽ ủa vây lấy tâm trí mẹ. Hãy lắng nghe, trò chuyện, thậm chí làm hiệp sỹ canh gác giấc ngủ , gối dựa lưng để giải tỏa tâm lý cho mẹ bố nhé

Thời gian này, cơ thể mẹ nặng nề, mệt mỏi nên có thể sẽ lười tập thể dục đó. Nhiệm vụ của bố là động viên mẹ  vận động nhiều hơn. Những bài tập thư giãn, làm mềm cơ như yoga giúp mẹ tránh bị căng cơ, chuột rút và còn hỗ trợ quá trình chuyển dạ nữa.

Đã đến lúc bố cùng mẹ lên danh sách những việc cần làm, nghĩ tên cho em bé và chuẩn bị cho cuộc sống sau khi con ra đời nữa. Việc gì làm được trước đều tốt vì sau khi sinh, cả nhà sẽ chẳng có thời gian tâm trí để chuẩn bị nữa đâu.

Luôn trong tâm thế sẵn sàng vì mẹ có thể sinh sớm hơn ngày dự sinh, hoặc có những biến chứng nào đó phải ở lại bệnh viện sớm. Hãy chuẩn bị các phương án để khi tình huống xảy ra không ai bị rối nhé bố.

Cuối cùng, đừng quá căng thẳng ở những tuần cuối “chờ sinh”. Bố mẹ hãy tận hưởng giai đoạn thú vị này bằng cách đi ăn uống, xem phim, nghỉ ngơi, thư giãn thật nhiều nhé vì khi con thật sự bước chân vào cuộc sống này, bố mẹ sẽ bận tung lên và chẳng còn thời gian nữa đâu

Vậy là bố mẹ và con đã cùng nhau đi qua 40 tuần mang thai đầy cảm xúc và kỉ niệm rồi. Chắc chắn lúc này, bố mẹ đang hồi hộp ngóng chờ tiếng khóc oe oe của con đấy. Và con cũng đã sẵn sàng rồi!

Bố cũng nên chọn những quyển sách về chăm sóc trẻ con mang về cho cả mẹ đọc nữa. Kiến thức sẽ giúp bố mẹ tự tin khi con chào đời và còn giúp mẹ “giết thời gian”, giảm lo lắng nữa chứ

Cuối cùng, đừng quá căng thẳng ở những tuần cuối

"chờ sinh". Bố mẹ hãy cùng nhau tận hưởng giai

đoạn thú vị này bằng cách đi ăn uống, xem phim,

nghỉ ngơi, thư giãn thật nhiều nhé vì khi con thật sự

bước chân vào cuộc sống này, bố mẹ sẽ bận tung

lên và chẳng còn thời gian nữa đâu.

Vậy là bố mẹ và con đã cùng nhau đi qua 40 tuần

mang thai đầy cảm xúc và kỉ niệm rồi. Chắc chắn

lúc này, bố mẹ đang hồi hộp ngóng chờ tiếng khóc

oe oe của con đây. Và con cũng đã sẵn sàng rồi!