Góc chuyên gia

Góc chuyên gia

Mốc phát triển đầu tiên: bé phát triển từ 01 đến 06 tháng

Khi bạn biết được những mốc quan trọng của em bé phát triển như thế nào thì đây chỉ là các mốc cơ bản trong quá trình phát triển của bé. Mỗi đứa trẻ là duy nhất, nó sẽ phát triển theo tốc độ của riêng mình.

Mốc phát triển 3 tháng đầu tiên

Những ngày đầu tiên mới một tháng tuổi em bé có thể không hề chú ý đến những việc xung quanh mình như cho ăn hay thay tã. Trong vòng một vài tuần sau, em bé của bạn sẽ bắt đầu chú ý hơn đến giọng nói, khuân mặt và cảm ứng của bạn. Em bé không thể nhìn xa hơn 30cm (khoảng cách phù hợp để nhìn vào bạn) cho đến khi bé phát triển đầy đủ, và có thể hướng về phía âm thanh quen thuộc của bố mẹ và mọi người trong gia đình. Bé sẽ phản ứng với giọng nói của mọi người, những âm thanh quen thuộc bằng cách mỉm cười, hứng thú, quơ quơ tay hoặc quay người về phía âm thanh phát ra.

Khi bé được hai tháng tuổi, bé sẽ nhận ra mình có khả năng phá ra âm thanh và bắt đầu những âm thanh của mình như: “ah ah”, “ô ô”. Bé sẽ nói với bạn bằng âm thanh của mình vì thế hãy đáp lại con bằng nụ cười và nói chuyện vui vẻ với con. Chân của bé sẽ cử động, bạn tay của bé xoè ra, và còn bắt chước nét mặt của bạn. Em bé đang rất thích thú với điều ấy, nên bạn hãy tận dụng những khoảnh khắc ấy để giao tiếp với con. Nếu con phát ra âm thanh nào hãy lặp lại âm thanh ấy và chờ con tạo ra âm thanh khác. Bằng cách ấy con sẽ cảm nhận được âm điệu và nhịp điệu và nói chuyện với mọi người xung quanh thông qua âm thanh ấy.  Đừng lơ đãng hay quay đi khi bé đang bắt chuyện với bạn, hãy tập trung và cho bé thấy bạn rất hứng thú và lắng nghe điều này khiến bé tin tưởng ở bạn hơn.

Khi em bé lớn hơn một chút và bắt đầu tập lẫy, bạn khuyến khích con xem xét và tiếp cận với đồ chơi. Em bé của bạn sẽ khoẻ mạnh và cứng cáp hơn rất nhiều trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, bạn hãy chú ý và tìm hiểu cách con của mình đang báo hiệu  khi con muốn làm gì đó như buồn ngủ hoặc đói, để đáp ứng được những nhu cầu tất yếu của em bé.

Mặc dù mỗi đưa đứa trẻ đều có tốc độ phát triển của riêng mình nhưng nếu con bạn gặp một số vấn đề sau thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ.

  • Em bé bú chậm hoặc không ham bú sữa mẹ
  • Dường như không tập trung đôi mắt của cô ấy hoặc xem mọi thứ đang di chuyển gần đó
  • Không phản ứng với đèn sáng và âm thanh lớn.

Mốc phát triển 3 tháng đầu tiên của bé

Mốc phát triển 3 tháng sau

Điều đáng mừng là ngoài việc bắt chước nét mặt và lảm nhảm bắt chước những âm thanh của bạn tạo ra thì em bé của bạn đã khoẻ mạnh và cứng cáp hơn rất nhiều trong vận động của mình.

Lúc này, bạn không cần phải hỗ trợ bé khi bé lẫy nữa, mà con bạn còn có thể tự nâng đầu và ngực của mình lên. Hơn nữa, bé có thể tự mở và nắm tay lại, dùng tay lắc chơi đồ chơi hoặc quơ các vật đồ chơi lơ lửng và đưa vào miệng. Không chỉ tay hoạt động linh hoạt mà chân bé cũng trở nên cứng cáp hơn, có thể giữ vững hoặc đẩy lên khi bạn giữ bé ở tư thế đứng. Ở giai đoạn này, chân tay của bé phối hợp nhịp nhàng

Em sẽ để mắt tới những thứ mà bé thích thú và  quan tâm, đặc bệt là khuân mặt. Dù bạn ở đâu trong phòng thì bé cũng sẽ nhận ra bởi những âm thanh quen thuộc , giọng nói và chuyển động của bạn.

Đừng lo lắng nếu em bé của bạn đang khóc, hãy tìm cách dỗ dành bé. Bạn có thể làm dịu những khó chịu của bé bằng cách bỏ tay bé ra khỏi miệng và cho con một núm vú giả. Hãy cho bé thật nhiều sự chia sẻ, âu yếm từ bạn để con cảm thấy an toàn và yêu thương.

Ở giai đoạn này bạn cũng nên lưu ý, nếu bé gặp khó khăn trong những chuyển động của mình như

  • Bé không tự ngẩng đầu lên được
  • Không thể nhận biết được người thân quen đặc biệt là giọng nói của mẹ
  • Không quan sát được các vật di chuyển
  • Bé không cười
  • Không hề phản ứng lại với các tiếng ồn xung quanh
  • Khó chịu với người thân và không thích đến những nơi lạ

Nếu thấy những dấu hiệu trên bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra.

Mốc phát triển 3 tháng sau của bé

Mẹ nên làm

Em bé của bạn cũng cần có thời gian ở bên ngoài để tắm nắng hoặc đến công viên và sân chơi. Bé sẽ tận hưởng không khí ngoài trời, thư giãn với bạn và những đứa trẻ khác xung quanh. Điều này không chỉ phát triển thể chất mà còn phát triển trí não cho trẻ khi được tiếp xúc với nhiều người, bé sẽ không bị rụt rè hay sợ hãi trước đám đông. Không chỉ các trò chơi của những đứa trẻ khác cũng khiến bé thích thú mà trò chơi khiến bé tỉnh táo và vui vẻ như ú oà hoặc bắt chước âm thanh. Ở sân chơi có rất nhiều đồ chơi màu sắc sặc sỡ, hãy nói cho con biết đó là những đồ vật gì, mặc dù bé chưa thể hiểu hết nhưng bé cũng dần được làm quen với chúng.

Thời gian chơi ở bên ngoài vừa đủ, bé của bạn cũng cần có thời gian để nghỉ ngơi và ăn đúng giờ giấc, bạn hãy luyện tập cho con thói quen như vậy. Cùng con thư gianx bằng cách hát và đọc truyện cho bé nghe, bé sẽ chìm vào giấc ngủ yên bình.

Con bạn sẽ tiếp tục lớn lên và có những thay đổi bất ngờ ở thời điểm 4 đến 7 tháng tuổi.


Bài viết liên quan