MENUMENU
- Mang thai
-
-
Bài nổi bật nhất
-
Bài phổ biến nhất
-
-
- Sinh con
-
-
Bài nổi bật nhất
-
Bài phổ biến nhất
-
-
- Nuôi con
-
-
Bài nổi bật nhất
-
Bài phổ biến nhất
-
-
- Chuyên gia DND Brothers
- Video
- Tin tức
- Sản phẩm Jo
Giai đoạn từ 4 tháng đến 7 tháng, em bé của bạn đã có nhiều hoạt động đáng mong đợi, đây cũng là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của em bé.
Hiện tại thì bé có những tương tác tích cực với thế giới bên ngoài: bé mỉm cười và có những cuộc trò chuyện bập bẹ thật đáng yêu với bạn và mọi người. Cho đến khoảng 7 tháng tuổi bé đã đủ “ mạnh” để có thể tự lật ngửa mình mà không cần sự trở giúp của bạn và đôi chân cũng cứng cáp hơn đã nhún nhảy khi bạn giữ bé ở tư thế đứng. Hơn nữa, bé cũng có thể tự kéo đồ chơi gần về phía mình, hay có thể di chuyển chúng từ tay này sang tay khác một cách nhịp nhàng.
Em bé của bạn bắt đầu nhạy cảm hơn với giọng nói của bạn và chú ý đến những cảnh báo của bạn khi bạn nói: “ không được”. Hoặc bé cũng nhận biết được tên của mình và quay lại khi bạn gọi con.
Hầu hết các em bé đều yêu thích trò chơi ú oà và thích tìm vật bị che khuất. Bé sẽ rất thích thú với trò chơi này và cười giòn tan với bạn, Vì em bé lúc này có thể nhìn xa hơn nên sẽ thấy được thế giới đầy màu sắc xung quanh mình. Nếu bạn di chuyển một món đồ trước mặt con bạn sẽ thấy con chăm chú nhìn theo món đồ ấy. Hoặc nếu thấy mình trong gương cũng khiến con trở nên vui vẻ.
Em bé của bạn phát triển mạnh dựa trên những tương tác của con với bạn, chính vì vậy hãy kết hợp mọi thứ bạn làm vào hoạt động thường ngày của bé. Tắm cho con nụ cười đầy âu yếm và trìu mến, trả lời những câu nói bi bô của bé để khuyến khích khả năng giao tiếp cho trẻ. Cùng nhau đọc sách với con mỗi ngày, đọc tên những vật bạn thấy trong sách hoặc xung quanh bạn.
Tạo cho con cơ hội để tăng cường kỹ năng thể chất của cơ thể bằng cách giúp con ngồi và chơi khi bé nằm sấp hay ngửa. Trước khi con bạn biết bò xung quanh nhà thì bạn cần đảm bảo con được an toàn để bé tự do khám phá.
Cho bé nhiều loại đồ chơi phù hợp với lứa tuổi và các vật dụng trong gia đình như thìa gỗ, hộp gỗ,… để trẻ tự mình khám phá. Ngoài thời gian chơi, bạn hãy luyện tập cho bé, thói quen ăn ngủ, chơi đúng giờ giấc. Vì khi bé được 6 tháng tuổi đã có thể ăn thức ăn dạng rắn.
Mỗi đứa trẻ đều lớn lên theo tốc độ của riêng mình, các mẹ hãy theo dõi từng bước phát triển của con. Đồng thời lưu ý nếu bé của bạn đang trong thời gian này mà không có các hoạt động sau đây: