Góc chuyên gia

Góc chuyên gia

Con bị hăm tã mẹ phải làm sao?

Một trong những vấn đề thường gặp phải của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hăm tã. Vậy trong trường hợp con bị hăm tã, bố mẹ nên làm gì?

Da tiếp xúc lâu với tiểu và phân gây ra tình trạng hăm tã. Môt số bị hăm bởi da nhạy cảm hoặc khô hơn so với bình thường, nhưng có thể hạn chế bằng cách ít đóng tã hơn.

Cha mẹ có thể nhận ra tình trạng bị hăm tã khi có những nốt đỏ lấm tấm quanh bộ phận sinh dục, hoặc nó khiến cho trẻ có vẻ đờ đẫn. Tình trạng hăm tã, cho dù có cởi hết tã ra và bôi thuốc, kem khử trùng thì bệnh cũng không thể hết được trong một vài ngày.

Hăm tã hầu như không thể trị khỏi bằng thuốc kháng sinh vì hiếm khi lý do của bệnh do vi khuẩn gây ra. Hăm có thể trị bằng kem chống men do bác sĩ chỉ định.

Một số bé bị hăm do nấm thì cũng bị ở vùng miệng (gọi là bị tưa miệng). Lợi răng trông đỏ hoặc có chất đóng cặn giống kem. Bé một khi bị tưa miệng thì khó ăn, ăn vào thì đau miệng và có thể không chịu bú mẹ hay bú bình.

Cách điều trị hăm

Cách tối ưu nhất là mẹ bỏ tã của bé ra,  để vùng da bị hăm được thoáng khí. Mỗi ngày nên thay tã nhiều lần, ngay thay khi bé đi vệ sinh. Nếu không cần thiết, khi mẹ đang chơi đùa với con thì có thể không cần đóng tã. Nếu bé đang tập bò, mẹ có thể đống hết cửa lại, để nhiệt độ trong phòng vừa phải, để bé tự do hoạt động không cần phải đóng tã.

Một điều quan trọng khi bé bị hăm đó là thay tã, mẹ phải thật cẩn thận và thay tã đúng cách.

Thay tã

Nếu bé bị hăm thì khi sau khi thay tã hãy để thoáng khí nửa tiếng hoặc lâu hơn rồi mới đóng tã, mỗi ngày hai lần như vậy. Trong vòng một hoặc hai ngày nốt hăm sẽ biến mất hoặc ít đỏ hơn, mau liền hơn. Thỉnh thoảng, các mẹ có thể dùng kem khử trùng loại trung tính cũng mang lại hiệu quả.

Để giúp bé đang bị hăm tã, các bước thực hiện thay tã bố mẹ cần chú ý:

  1. Cởi tã, lau sạch và thấm khô vùng đóng tã, để truồng một lúc để cho không khí tràn vào và giúp cơ thể bé thoáng, khô hơn.
  2. Lau lại mông nếu cần thiết (không sử dụng khăn chùi hay thuốc thơm xức). Sau đó thấm khô cần thận, thoa môt lớp kem chống viêm nhiễm lên khắp mông và cơ quan sinh dục.
  3. Đóng tã mới như bình thường.

Lưu ý

Những lưu ý cha mẹ cần biết khi bé bị hăm tã:

– Khi bé bị hăm, cha mẹ nên hạn chế tối đa việc dùng bỉm, nếu dùng tã nên chọn loại có tã có chất lượng tốt, có mặt đáy thoáng mát, hút ẩm tốt, lưới bông siêu thấm có khả năng chống hăm. Đặc biệt, nên chọn loại tã có kết hợp hạt tinh thể Nano+ có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả.

– Thay ngay tã mới sau khi bé đi tiểu tiện hoặc đại tiện.

– Khi vệ sinh cho bé, cha mẹ nên dùng khăn mềm hoặc bông gòn y tế để lau khô mông và vùng kín của bé, tránh việc chà xát mạnh sẽ gây tổn thương da bé.

– Giường ngủ, phòng ngủ của bé nên giữ gìn sạch sẽ, thoáng mát, để tránh tình trạng hăm tã của bé nặng hơn.

– Không dùng các loại khăn ướt có cồn để lau mông hay vùng kín cho bé.

– Mẹ không nên ngày nào cũng quấn tã hoặc bỉm cho bé, thi thoảng mẹ nên để mông bé thoáng khí.

– Nếu thấy bé bị hăm tã nặng thì sau khi vệ sinh cho bé xong mẹ nên nhúng mông bé vào chậu nước đã pha sẵn một bát nhỏ baking soda giúp trung hòa axit có trong phân và nước tiểu rồi lau khô mông bé bằng khăn mềm.

Sử dụng tã cho bé là điều không tránh được nhưng nếu mẹ biết cách chọn loại tã phù hợp, chăm sóc phòng ngừa hăm tã thì bé vẫn khỏe mạnh bình thường.

Phòng tránh hăm tã?

Thay tã thường xuyên, có thể 10 lần mỗi ngày – thậm chí hơn nếu trẻ đi phân lỏng. Không sử dụng khăn lau hay thuốc xức – vì chúng chỉ gây hăm. Lau vùng da bị hăm thật nhẹ nhàng và thoa môt lớp kem chống viêm nhiễm .

Nhìn chung, cha mẹ có thể áp dụng những biện pháp trên để giúp bé trong trường hợp các con bị hăm. Sức khỏe và làn da của bé đặc biệt quan trọng, bị hăm sẽ khiến bé khó chịu và có thể ảnh hưởng nhiều đến vùng da bị hăm, bố mẹ cần chú trọng quan tâm để ứng phó kịp thời. Đồng thời, thay vì chữa trị hãy tìm cách để phòng tránh cho bé bị hăm bố mẹ nhé.


Bài viết liên quan