Góc chuyên gia

Góc chuyên gia

Bí kíp giúp mẹ bầu mang thai tháng đầu tiên, kể cả ốm nghén vẫn ăn uống đủ chất

Tháng mang thai đầu tiên là giai đoạn cơ thể mẹ thay đổi một cách rõ rệt. Vì vậy tháng đầu mang thai có thể khiến mẹ bầu gặp nhiều khó khăn và mệt mỏi.

Triệu chứng ốm nghén thường xuất hiện trong tháng đầu thai kì khiến rất nhiều mẹ bầu mệt mỏi, không muốn ăn. Tuy nhiên, để đảm bảo dưỡng chất nuôi thai nhi, mẹ bà bầu cần cung cấp đầy đủ 4 loại dinh dưỡng: Chất đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất; tránh các thực phẩm có nguy cơ co thắt tử cung gây ra tình trạng dọa sảy thai.

Mẹ bầu nên ăn gì trong tháng đầu tiên?

1. Thịt gà 

Thịt gà giàu chất sắt, hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin trong hồng cầu, giảm thiểu nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt của mẹ bầu trong tháng thai kỳ đầu tiên. Ăn thịt gà còn giúp mẹ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cảm cúm khi hệ miễn dịch bị suy giảm trong thời gian mang thai.

2. Cá hồi

Cá hồi chứa nhiều axit béo omega-3, canxi, các axit amin, vitamin A, vtiamin nhóm B, vitamin D… rất tốt cho phụ nữ mang thai. Đặc biệt, hàm lượng dồi dào DHA trong cá hồi còn cao hơn rất nhiều so với các loại sữa dành cho bà bầu. Vì vậy, đây là thực phẩm lý tưởng cho mẹ bầu trong tháng đầu tiên.

Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý, chỉ nên ăn khoảng 300g cá hồi/tuần để tránh nguy cơ nhiễm độc thủy ngân.

3. Các loại hạt 

Các loại hạt mà mọi người thường quen gọi là hạt dinh dưỡng như óc chó, điều, hướng dương, mắc ca… là những loại hạt rất giàu dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu khi mang thai tháng đầu tiên.

Nguồn axit béo có trong các loại hạt sẽ giúp hệ thần kinh của thai nhi phát triển tối ưu và giúp phòng ngừa nguy cơ dị tật.

4. Trứng

Trứng cung cấp cho cơ thể mẹ bầu nguồn chất béo quý giá lecithin có tác dụng điều hòa lượng cholesterol trong cơ thể. Trứng gà còn chứa nhiều vitamin A, D, vitamin nhóm B, axit folic, axit béo omega 3, cholin, sắt, canxi, phốt pho, kali… và nhiều nguyên tố vi lượng khác.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên ăn từ 3 – 4 quả trứng mỗi tuần để đảm bảo dinh dưỡng.

5. Trái cây họ cam quýt

Mang thai khiến cho nội tiết tố của mẹ bầu thay đổi rất nhiều, đồng thời cũng khiến hệ miễn dịch suy giảm nên nguy cơ mắc các bệnh thông thường sẽ cao hơn.

Trong các loại trái cây họ cam quýt chứa nhiều vitamin C, có tác dụng giúp cơ thể mẹ bầu chống viêm, ngăn ngừa cảm cúm.

Phải làm sao khi ốm nghén nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi?

Nếu mẹ bầu không may bị ốm nghén, đừng lo, đây là giải pháp giúp mẹ giảm thiểu tình trạng nghén mà vẫn cung cấp đủ dưỡng chất trong thai kì.

– Một ngày chia thành 6 bữa ăn nhỏ thay vì 3 bữa chính như trước đây.

– Không nên ra khỏi giường ngay sau khi thức dậy mà mẹ bầu nên một bữa sáng nhẹ khoảng 15 – 20 phút, sau đó mới xuống giường. Hãy để sẵn ở đầu giường lọ bánh quy, các loại hạt, ngũ cốc hoặc trái cây sấy khô, cam quýt.

– Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh các món nhiều chất béo, chiên, quá ngọt hoặc cay. Mẹ bầu nên ăn kết hợp tinh bột cùng với các loại thịt giàu đạm.

– Uống nước giữa các bữa ăn thay vì uống trong bữa ăn.

– Bổ sung axit folic từ các thực phẩm như: rau có màu xanh đậm, bánh mì, ngũ cốc, các loại hạt đậu. Tuyệt đối không ăn các loại thức ăn chưa nấu chín.

Với những thông tin trên, hẳn đã giúp các mẹ đã yên tâm hơn rất nhiều khi bước vào giai đoạn đầu mang thai rồi đúng không nào?

Chúc mẹ bầu có thai kì khỏe mạnh và đầy đủ dưỡng chất.


Bài viết liên quan