MENUMENU
- Mang thai
-
-
Bài nổi bật nhất
-
Bài phổ biến nhất
-
-
- Sinh con
-
-
Bài nổi bật nhất
-
Bài phổ biến nhất
-
-
- Nuôi con
-
-
Bài nổi bật nhất
-
Bài phổ biến nhất
-
-
- Chuyên gia DND Brothers
- Video
- Tin tức
- Sản phẩm Jo
Với nhiều nước phương Tây thì nội tạng động vật được coi là phế phẩm. Tuy nhiên với đa số người Việt Nam thì lại là món ăn ưa thích. Vậy nội tạng là thức ăn hay phế phẩm? Bổ dưỡng hay nguy hại?
Trước đây và cho tới hiện giờ, nội tạng động vật vẫn khiến nhiều người tranh cãi về việc có nên hay không ăn loại thực phẩm này? Đặc biệt là các mẹ có lẽ không khỏi hoang mang không biết có nên cho con ăn hay không? Vì thực tế có rất nhiều bé thích ăn nội tạng động vật.
Câu hỏi sẽ được giải đáp ngay dưới đây.
Để biết được có nên ăn hay không, trước hết các mẹ cần phải có những hiểu biết về nội tạng các mẹ nhé.
Nội tạng là các cơ quan bên trong cơ thể, bao gồm:
+ Các tạng trong lồng ngực: Tim, phổi.
+ Các tạng thuộc hệ tiêu hóa, hệ bài tiết: lưỡi, dạ dày, lá lách, tụy tạng, gan, thận, lòng,…
+ Các tạng thuộc hệ thần kinh: Não, tủy
+ Tạng thuộc hệ thần kinh: Máu, huyết đông.
Nội tạng là món ăn quen thuộc của nhiều nước phương Đông, thậm chí được coi là đặc sản và trong đó có Việt Nam.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nội tạng có giá trị dinh dưỡng cao. Các nội tạng thường cho lượng calo năng lượng tương đương với thịt nạc (100-150 calo/100 gam), hàm lượng protein khoảng 16-22% trọng lượng (trừ não và tủy) và hàm lượng chất béo khoảng từ 5-7%, trong đó chủ yếu là chất béo bão hòa và cholesterol. Cụ thể như: Trong gan chứa nhiều vitamin A, D, B12, coenzym Q10…; tim chứa nhiều đạm, sắt, kẽm và vitamin nhóm B. Đặc biệt, coenzyme Q10; lưỡi giàu đạm, kali, phospho, protein, vitamin B12; thận nhiều protein, vitamin A, B6, C, và sắt; óc (não) có nhiều DHA, acid béo thuộc nhóm omega-3, vitamin B1, nhiều cholesterol; lá lách chứa nhiều vitamin B12, C…
Tuy nhiên, ăn quá nhiều nội tạng động vật cũng sẽ không tốt như cholesterol quá cao dễ mắc các bệnh tim mạch. Tuy nhiên vấn đề này thường gặp ở người lớn, còn ở trẻ nhỏ thì sao? Nội tạng động vật rất dễ chứa các kí sinh trùng như giun, sán, vi trùng… có thể gây bệnh cho trẻ. Nhiều bộ phận như gan, thận dễ nhiễm độc trong quá trình chăn nuôi như tăng trọng, kháng sinh. Các chất tồn đọng này có thể vào cơ thể con trẻ, trong khi các cơ quan và hệ miễn dịch của con chưa được tốt nên dễ khiến con mắc bệnh.
Tuy nhiên, nếu các mẹ vừa muốn tận dụng dinh dưỡng từ nội tạng vừa muốn chiều lòng con trẻ mà không gây hại cho con, các mẹ cần chú ý 4 điều sau đây:
Với con trẻ thì đây là điều quan trọng nhất mà các mẹ phải đảm bảo. Nếu nội tạng không còn tươi ngon hoặc từ các con vật bị bệnh, ốm hay sử dụng nhiều tăng trọng, thuốc kháng sinh thì quả thực là mối nguy hại rất lớn đối với sức khỏe của con.
Có thể các mẹ đã rất cẩn thận khi chọn mua thực phẩm cho con, tuy nhiên thức ăn chín kỹ vẫn là một yếu tố quan trọng để phòng tránh các nguy cơ mắc bệnh cho con, mẹ nhé.
Một lưu ý nữa là trong quá trình chế biến, mẹ cũng cần phải đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh, đảm bảo nguồn gốc của thực phẩm thôi là chưa đủ.
Người lớn trong thể trạng khỏe mạnh có thể ăn 1 – 2 lần/tuần. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, các mẹ cần giảm cả tuần suất và lượng nội tạng dung nạp vào cơ thể con. Theo tính toán của các chuyên gia ẩm thực, trẻ em chỉ nên ăn 30 – 50g trong mỗi lần ăn.
Việc sử dụng kết hợp một số thành phần cùng với nội tạng giúp đảm bảo lượng chất dinh dưỡng cân bằng hơn sau khi ăn. Ví dụ như mẹ có thể kết hợp nội tạng bắp cải hoặc cần tây. Cách này có thể làm giảm sự hấp thụ cholesterol vào cơ thể, đồng thời có thể khiến các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho nhau.
Như vậy, không thể phủ nhận rằng nội tạng động vật có một hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên để chúng thực sự mang lại lợi ích cho sức khỏe của con, các mẹ cần phải thật sự kỹ lưỡng khi chọn mua và khâu chế biến để con vừa có một bữa ăn ngon mà vừa đảm bảo an toàn mẹ nhé!