MENUMENU
- Mang thai
-
-
Bài nổi bật nhất
-
Bài phổ biến nhất
-
-
- Sinh con
-
-
Bài nổi bật nhất
-
Bài phổ biến nhất
-
-
- Nuôi con
-
-
Bài nổi bật nhất
-
Bài phổ biến nhất
-
-
- Chuyên gia DND Brothers
- Video
- Tin tức
- Sản phẩm Jo
Tôi sinh ra và lớn lên ở thành phố, nhưng hiện tại lại theo chồng về quê làm “cô giáo làng”. Cuộc sống của tôi sau khi về làm giáo viên ở quê cũng không có nhiều thay đổi vì gia đình nhà chồng cũng thuộc dạng khá giả trong làng. Tôi thích cách sống ở nơi đây, yêu cái cách dân làng sống đùm bọc lẫn nhau và luôn phục cách nuôi con của các chị, các mẹ ở quê chồng mình.
Thú thực, hồi mới về làm dâu rồi sinh con, tôi không nghĩ rằng mình có thể chăm sóc con một cách tốt nhất được. Tôi nung nấu ý định sinh con rồi về sống với ông bà ngoại ở Hà Nội để con được hưởng môi trường tốt nhất. Nhưng rồi, cách chăm sóc cháu của mẹ chồng đã làm tôi thay đổi ý định hoàn toàn.
Mẹ chồng tôi làm giáo viên tiểu học đã về hưu, cuộc sống của mẹ khá an nhàn bởi các con đều đã xây dựng gia đình, có công việc ổn định và quan trọng là đều sống quây quần cùng mẹ ở quê nhà. Có lẽ chính cái nếp của “bà giáo làng” mà mẹ đã khiến tôi tâm phục khẩu phục khi nghe mẹ chỉ bảo về cách nuôi dạy con cái.
Ngày đầu tiên biết mình mang bầu cả nhà tôi như có thêm một làn gió mới. Chỉ có mẹ là không nói gì, mẹ lo lắng sợ một nàng dâu trẻ, hiện đại như tôi không thể chăm con một cách tốt nhất.
Khi tôi mang bầu đến tháng thứ 4, mẹ tôi gợi ý tôi sang nhà cô út ở mấy hôm (nói là cô, nhưng thực ra cô út chỉ hơn tôi 7 tuổi). Tôi hiểu ý mẹ, mẹ muốn tôi sang bên đó để xem cách cô út chăm sóc mấy đứa nhỏ ở nhà như thế nào. Tôi lại nghĩ đến lớp học tiền sản ở thành phố, thì ra đây là cách mẹ tôi muốn tôi học chăm sóc con nhỏ từ những kinh nghiệm thực tế.
Ngày tôi sinh con, bà ngoại bận đi du lịch xuyên Việt chẳng về chăm con gái được ngày nào. Các bạn biết rồi đấy, sinh con có rất nhiều vấn đề tế nhị mà chỉ có mẹ đẻ với con gái mới chia sẻ được. Nhưng rồi, việc chăm sóc tôi và con sau sinh lại do một tay mẹ chồng tôi gánh vác. Rồi mẹ dạy tôi cách tắm cho trẻ sơ sinh, cách chăm sóc dây rốn, cách cho con bú đúng cách. Mẹ làm tất cả một cách thuần thục như một nhân viên y tế lâu năm.
Về cách nuôi con của mẹ chồng tôi thì không phải bàn. Mẹ tôi đưa cho tôi một bảng kế hoạch chi tiết về chế độ dinh dưỡng cho bé khiến tôi bất ngờ toàn tập. Tôi tưởng mẹ chỉ nuôi con bằng kinh nghiệm lâu năm, không ngờ mẹ còn tra cứu đủ các loại sách vở về việc chăm sóc cho con khỏe và thông minh. Ai bảo, bà ở quê thì không hiện đại nào?.
Trước khi con tôi được 6 tháng tuổi, mẹ khuyên tôi nói không với việc cho bé ăn sữa ngoài và thực phẩm ăn dặm. Mẹ dồn “tổng lực” chăm sóc tôi để có nguồn sữa tốt nhất cho bé. Tôi lên cân nhiều nên lo lắng, gợi ý cho bé uống sữa ngoài, giờ sữa nhập ngoại cũng tốt. Mẹ tôi chỉ cười và nói “Con xem tivi quảng cáo sữa suốt ngày mà không thấy quảng cáo nào cũng nói sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ à. Tôi không biết nói gì hơn.
Ngoài 6 tháng tuổi, mẹ tôi bắt đầu lên kế hoạch cho cháu tập ăn dặm. Ban đầu là sữa ngoài, thực phẩm dinh dưỡng, các loại rau củ xay nhuyễn. Mẹ bảo “ban đầu cho con ăn thì phải xay nhuyễn và lỏng như thế này để bé làm quen. Sau cho ăn đặc dần lên vì thức ăn đặc mới nhiều chất dinh dưỡng”.
Khi bé nhà tôi được 18 tháng tuổi mẹ bảo tôi cho con ăn cơm nát và các loại thức ăn được cắt nhỏ. Tôi cũng thắc mắc vì ở quê lâu tôi nghe nói một số bà đi dong cơm cho cháu thường tự mình nhai cơm và đút cơm thì mẹ bảo “xưa các cụ làm vậy, giờ tân tiến rồi, ăn uống như vậy không được vệ sinh cho lắm”.
Đấy là về ăn uống, còn về quần áo, chăm sóc thì tôi phải phục mẹ tôi thêm lần nữa. Tất cả quần áo từ sơ sinh đến lớn của bé nhà tôi đều được bà tự tay may cho, tôi cũng học lỏm được rất nhiều. Việc tự tay may thành công cho con mình một chiếc áo khiến tôi hạnh phúc vô cùng.
Bé nhà tôi năm nay 4 tuổi, nhờ cách chăm sóc của bà mà bé trở nên nền nếp quy củ. Trước khi đi ngủ nếu tôi quên không đọc truyện cổ tích thì sẽ bị bé nhắc nhở ngay. Tôi cảm thấy hạnh phúc rất nhiều vì con mình lớn khỏe mạnh, không ốm vặt, kháu khỉnh và đôi lúc như ‘cụ non” bi bô bắt bẻ mẹ và kể tội với bà nội.