MENUMENU
- Mang thai
-
-
Bài nổi bật nhất
-
Bài phổ biến nhất
-
-
- Sinh con
-
-
Bài nổi bật nhất
-
Bài phổ biến nhất
-
-
- Nuôi con
-
-
Bài nổi bật nhất
-
Bài phổ biến nhất
-
-
- Chuyên gia DND Brothers
- Video
- Tin tức
- Sản phẩm Jo
Sự nôn nóng, vội vàng muốn con ăn nhiều nhanh lớn cùng nhiều lầm tưởng khác đã khiến không ít bà mẹ vội vàng quyết định cho con ăn dặm.
Các mẹ thường nghe nhiều lời khuyên khác nhau từ mọi người xung quanh về thời điểm cho con ăn dặm. Người thì bảo 4 tháng là bé ăn dặm được rồi, người lại quả quyết tốt nhất phải đủ 6 tháng mới cho trẻ sơ sinh ăn thức ăn rắn…khiến mẹ bối rối vô cùng.
Các chuyên gia về dinh dưỡng và nhi khoa đều cho rằng, nên cho trẻ ăn dặm ít nhất từ 6 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, thực sự chúng ta có nên chỉ dựa vào độ tuổi của bé để xác định rằng bé đã sẵn sàng bước sang giai đoạn mới để phát triển không?
Cha mẹ có thể dựa vào một số đặc điểm nhất định về thể chất và tâm lý của trẻ để quyết định thêm về thời điểm cho con ăn dặm như:
Và người ta nhận thấy, chỉ những đứa trẻ 6 tháng tuổi trở lên mới bắt đầu có những phản xạ tốt về thực phẩm như vậy để thấy rằng đã đến lúc mẹ nên cho bé ăn thêm thức ăn rắn thay vì chỉ bú mẹ hoàn toàn.
Bên cạnh đó, cũng có những dấu hiệu không đáng tin cậy, khiến các bà mẹ lầm tưởng con mình đã có thể ăn dặm ngon lành. Tuy nhiên, thực chất đấy chính là những sai lầm thường gặp khiến các mẹ phán đoán sai thời điểm cho con ăn dặm.
Việc bé mọc răng không khẳng định bé đã sẵn sàng cho bữa ăn dặm. Mỗi bé sơ sinh lại có thời điểm mọc chiếc răng đầu tiên khác nhau. Có trường hợp, ngay khi chào đời, trẻ đã có “răng mới sinh”. Điều này đâu có nghĩa là bé nhà bạn đã ăn dặm ngay được. Nhiều trẻ khác chỉ mọc chiếc răng đầu tiên sau ngày sinh nhật 1 tuổi. Và nếu lúc này bạn mới chuyển cho bé ăn dặm thì đã “quá muộn” vì thực sự nướu răng của trẻ “rất lợi hại” để có thể nhai, nghiền thức ăn trước khi chiếc răng đầu tiên của bé xuất hiện.
Với các bé từ 4 tháng tuổi trở đi, nhiều bé đã biết cách chú ý đến bát cơm của bố mẹ, thậm chí bé nhặt, bốc thức ăn trong bát khiến bố mẹ cho rằng cho thích ăn cơm và đã sẵn sàng ăn dặm. Đây không phải là sự thật.
Ngoài việc nhặt, bốc đồ ăn bé còn phải biết cách đưa thực phẩm vào trong miệng và sẵn sàng nhai nuốt thì mới có thể khẳng định con muốn ăn thức ăn đặc.
Trẻ nhỏ thích nhặt, cầm nắm những đồ vật trông thú vị trước mắt mình, và cho dù đó là thức ăn cũng không có nghĩa là bé đang đói. Bé đơn giản chỉ là tò mò và muốn có thứ mình muốn hoặc bé đang học cách bắt chước bố mẹ “ăn cơm” mà thôi.
Nhiều mẹ thấy bé đang ngủ ngon vào ban đêm nhưng gần đây hay thức dậy, gào khóc, hoặc bú đêm nhiều hơn thì cho rằng bé đói và cần được ăn thêm thức ăn đặc để ngủ ngon. Thực ra, việc trẻ quấy khóc và tỉnh giấc nhiều về đêm có liên quan chặt chẽ đến các yếu tố tâm lý và sức khỏe ở trẻ sơ sinh. Bạn không nên vội vàng kết luận cho rằng bé thức dậy thường xuyên và muốn bú mẹ nhiều hơn, nghĩa là bé đã sẵn sàng ăn dặm.
Những lời nói của mọi người xung quanh như: “Bé nhà chị 5 tháng là ăn dặm được rồi còn gì, con nhà em đúng 4 tháng mẹ đi làm là phải ăn dặm rồi, chứ sao chịu được”. Hay lời khuyên từ một bác gái lớn tuổi: “Cháu nội bác bằng tuổi con cháu mà đã ăn dặm giỏi lắm rồi, ngày cho ăn hết bát bột mà vẫn thèm đấy, cháu cho nó ăn bột đi thôi”. Những gợi ý từ người ngoài khiến các ông bố, bà mẹ phân vân và rồi “tặc lưỡi” vì sợ rằng mình đang làm sai vì “con nhà người ta” ăn dặm cũng có sao đâu. Nhưng bạn đã bình tĩnh cân nhắc xem, tình trạng sức khỏe, cân nặng giữa con bạn và con nhà hàng xóm, mỗi đứa trẻ lại có nhu cầu và sở thích khác nhau. Hãy lắng nghe và tìm hiểu con mình thay vì đưa ra quyết định cho con ăn dặm một cách vội vàng.