MENUMENU
- Mang thai
-
-
Bài nổi bật nhất
-
Bài phổ biến nhất
-
-
- Sinh con
-
-
Bài nổi bật nhất
-
Bài phổ biến nhất
-
-
- Nuôi con
-
-
Bài nổi bật nhất
-
Bài phổ biến nhất
-
-
- Chuyên gia DND Brothers
- Video
- Tin tức
- Sản phẩm Jo
Rốn của trẻ sơ sinh là khu vực cần được chăm sóc, vệ sinh cẩn thận để tránh các bệnh lý không mong muốn.
Trẻ sơ sinh có cuống rốn dài 1-2 cm. Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, nó sẽ bắt đầu teo lại và chuyển màu thẫm. Sau khoảng ba đến năm ngày, đầu nắp rốn sẽ tự rụng, mẹ có thể trong thấy đường phân cách giữa phần đen nhất của rốn với phần da ở rốn trước khi chúng rời nhau ra. Trong khoảng thời gian chờ rụng rốn, mẹ phải giữ vệ sinh sạch sẽ, khô ráo để tránh nhiễm trùng rốn. Mỗi ngày lau một lần bằng bông mềm thấm nước sôi để nguội.
Cha mẹ nên làm sạch rốn bằng bông gòn được nhúng trong nước sôi nguội.
Nếu chạm vào rốn mà bông gòn vẫn còn dính vào, cha mẹ nên nhẹ nhàng nhấc nó lên và “làm sạch xung quanh phần gốc của dây và từ đáy lên”, trong khi vẫn để ý đến mùi hôi, mủ hoặc đỏ xung quanh đáy, có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu có một chút máu khô ở gần gốc thì điều này là hoàn toàn bình thường và cha mẹ cũng không cần quá lo lắng.
Bác sĩ nhi khoa khuyên, nếu có thể cha mẹ nên để rốn ra bên ngoài không khí trong lành càng nhiều càng tốt để giúp mau khô, đặc biệt là cuống rốn. Tránh luôn đậy kín bằng tã lót của bé – cha mẹ có thể gấp lại phần trên cùng của tã để không che rốn của bé.
Trong thời tiết ấm áp, mẹ chỉ cần mặc tã và 1 chiếc áo cotton, sẽ giúp cuống rốn nhanh khô hơn.
Ngoài ra, khi bé đi vệ sinh thay tã ướt hoặc bẩn ngay lập tức cũng có tác dụng giữ cho vùng rốn của bé khô ráo và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Khi tắm, nếu rốn bé chưa lành thì tốt nhất không nên đụng chạm vào phần rốn của bé. Mẹ có thể bắt đầu tắm bé trong chậu tắm khi dây rốn rụng và da có dấu hiệu lành.
Mẹ có thể cảm thấy khó chịu và lo lắng khi nhìn vùng rốn của con. Một số chị em luôn có cảm giác muốn kéo hay cắt bỏ đi, đặc biệt mỗi khi thay đồ cho con là luôn lo sợ đụng chạm và cảm thấy bất tiện. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên mẹ không nên làm điều này để tránh nguy cơ lây nhiễm. Cha mẹ nên để cho dây rốn tự rụng.
Nếu dây rốn bị kéo quá sớm, nó có thể chảy máu. Trường hợp này mẹ cần gọi bác sĩ ngay lập tức.
Cuống rốn thường tự lành trong vòng một hoặc hai tuần. Thật bình thường khi mẹ nhìn thấy một mảng da khô, màu đỏ ở cuống rốn. Đôi khi, một lượng nhỏ máu tối màu có thể chảy ra – nhưng các mẹ đừng lo lắng vì đó là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu việc chảy máu kéo dài trên hai tuần, mẹ nên xin tư vấn từ bác sĩ ngay.
Khi dây rốn của bé đã rụng, mẹ giữ cho gốc rốn luôn sạch, không cậy các mảng bám trên rốn trẻ, không bịt rốn quá kín. Mẹ vệ sinh rốn bằng nước sôi để nguội từ 1 đến 2 lần/ ngày và không dùng sữa tắm, dầu thơm lên rốn của bé.
Trong trường hợp rốn có các dấu hiệu bất thường thì có thể bé đã gặp vấn đề bệnh lý.
Khi rốn của trẻ có các dấu hiệu bất thường như trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám. Hiểu rõ về nguyên nhân cũng như các dấu hiệu nhận biết bệnh về rốn ở trẻ sơ sinh sẽ giúp tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra với bé yêu.