Góc chuyên gia

Góc chuyên gia

Mẹ sinh thường nên làm gì để tránh rạch tầng sinh môn?

Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật được áp dụng khi sinh thường nếu sản phụ khó sinh. Tuy nhiên, ngay từ khi mang thai, chị em vẫn có thể tránh bị rạch nếu bạn có những bí kíp dưới đây.

Tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn nằm ở sàn chậu, là phần mô giữa âm đạo và hậu môn, dài khoảng 3 – 5 cm. Khi thai phụ sinh thường, tầng sinh môn phải giãn rộng thì em bé mới chui ra khỏi bụng mẹ.

Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến tầng sinh môn không giãn rộng, thai phụ khó sinh nên bác sĩ phải dùng đến thủ thuật cắt tầng sinh môn nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dạ. Vì lúc này đầu em bé chỉ còn ở khoảng cách 2 – 4 cm là sẽ chui hẳn ra ngoài.

Hình ảnh khâu tầng sinh môn khi sinh thường.

Quá trình rạch tầng sinh môn như thế nào?

Trước khi rạch tầng sinh môn, bác sĩ sẽ gây tê tại vùng sàn khung chậu của sản phụ. Vết rạch bắt đầu từ đáy âm đạo và hơi chếch sang một bên, dưới âm đạo kéo xuống hậu môn.

1 số trường hợp bác sĩ sẽ không kịp gây tê và “rạch sống” nhưng sản phụ cũng không quá đau đớn do các mô căng đã bị tê tự nhiên.

Sau khi đỡ được thai nhi ra ngoài an toàn, bác sĩ sẽ khâu lại tầng sinh môn. Hiện nay, các bệnh viện thường tiến hành khâu thẩm mỹ bằng chỉ tự tiêu. Sau khi về nhà, sản phụ cần vệ sinh vùng kín hàng ngày, có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn Podivin 10% khi lau rửa. Thấm khô và dùng băng vệ sinh mới. Mất 3 – 4 tuần vết khâu sẽ lành.

Vết rạch tầng sinh môn khi sinh thực chất là để đảm bảo an toàn cho sản phụ trong quá trình sinh nở. Nhưng phần nào có thể ảnh hưởng đến nút thớ trung tâm đáy chậu, về lâu dài tầng sinh môn bị mất khả năng đàn hồi, nhão và chảy sệ. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sa tử cung, âm đạo, trực tràng và bàng quang thường gặp ở phụ nữ trung niên.

Không phải mẹ sinh thường nào cũng phải rạch tầng sinh môn.

Làm gì để tránh rạch tầng sinh môn khi sinh?

Vết rạch tầng sinh ở mỗi sản phụ khác nhau, có người không bị rạch, có người rạch ít, có người rạch nhiều. Để hạn chế tình trạng rạch tầng sinh khi sinh thường, ngay từ khi mang thai, chị em có thể áp dụng những gợi ý dưới đây.

Sử dụng thực phẩm chứa chất béo lành mạnh

Các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh thường có trong hải sản; các loại hạt, quả hạch như óc chó, hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt bí; các loại đậu…Nếu mẹ bầu thường xuyên ăn những loại thực phẩm có chứa dầu và chất béo lành mạnh sẽ giúp da tăng độ đàn hồi và độ ẩm. Do vậy, bạn sẽ ít có nguy cơ bị rạch tầng sinh môn khi sinh thường hơn.

Massage vùng đáy chậu

Bắt đầu từ tuần 32 trở đi, mỗi ngày chị em chỉ cần dành 5 phút để massage vùng đáy chậu. Cách massage này nhằm tăng cường tính đàn hồi và sự dẻo dai của vùng cơ đáy chậu. Bạn sẽ vừa bớt đau đớn khi sinh lại hạn chế tối đa tình trạng rạch âm đạo.

Cách massage như sau:

– Cắt móng tay, rửa tay sạch và khử trùng trước khi massage.

– Đổ ít dầu dừa hoặc dầu olive ra một chiếc bát nhỏ.

– Ngồi tựa lưng thoải mái trên một chiếc ghế cao. Nếu có thể nên ngồi trước gương sẽ thuận lợi khi bạn massage hơn.

– Nhúng ngón tay trỏ vào bát dầu sau đó xoa hai ngón tay trỏ và ngón tay cái để làm ấm. Từ từ cho ngón tay trỏ vào sâu trong âm đạo, khoảng 5-6cm.  Chà mặt trong của đáy chậu và thành âm đạo cho đến khi bạn có cảm giác nóng dần hoặc hơi đau một chút. Cứ thế tiếp tục massage.

– Trong khi massage, mẹ bầu lưu ý cong ngón tay lên trong âm đạo, làm động tác kéo rộng âm đạo về phía trước. Vì khi sinh đầu của thai nhi sẽ đi ra như vậy. Biện pháp massage này giúp làm căng mô âm đạo, các cơ bắp xung quanh âm đạo và vành ngoài của đáy chậu.

Tập thể dục đều đặn, thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng sinh nở.

Tập thể dục thường xuyên

Ngôi thai thuận có ảnh hưởng đến việc bạn có bị rạch tầng sinh môn hay không. Tháng cuối của thai kỳ, các bé sẽ ổn định ngôi thuận sẽ chuẩn bị cho ngày chào đời. Thai ngôi thuận là đầu thai nhi quay xuống dưới, mặt quay vào trong bụng mẹ, cánh tay duỗi thẳng theo cơ thể. Khi đầu của em bé đã lọt xuống vùng xương chậu càng sâu, quá trình chuyển dạ sẽ diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.

Để thai nhi trong bụng mẹ nằm ở vị trí thuận lợi thì mẹ bầu cần chăm chỉ tập thể dục trong thai kỳ. Đặc biệt, việc đi bộ nhẹ nhàng ở tháng cuối mang thai sẽ giúp bé dễ lọt xuống vùng sàn chậu, thuận lợi cho việc chào đời.

Sinh con trong tư thế ngồi

Tư thế sinh con này chỉ thực hiện khi bạn được bác sĩ chỉ định và theo sát suốt quá trình sinh. Thay vì nằm ngửa, thai phụ có thể ngồi xổm, quỳ hoặc nửa nửa nằm nửa ngồi để em bé xổ ra dễ dàng hơn.

 


Bài viết liên quan