MENUMENU
- Mang thai
-
-
Bài nổi bật nhất
-
Bài phổ biến nhất
-
-
- Sinh con
-
-
Bài nổi bật nhất
-
Bài phổ biến nhất
-
-
- Nuôi con
-
-
Bài nổi bật nhất
-
Bài phổ biến nhất
-
-
- Chuyên gia DND Brothers
- Video
- Tin tức
- Sản phẩm Jo
Đặt câu hỏi riêng
Gửi câu hỏiThưa bác sĩ, con tôi thường bị trớ sữa, tôi phải làm sao để con không bị như vậy nữa?
Trả lời:
Chào mẹ Phương Thúy,
Trẻ nhỏ thường bị trớ sữa khiến các bạn lo lắng, em bé bị trớ sữa có thể do hiện tượng tự nhiên hoặc bệnh lý bạn hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân bé bị trớ sữa để xử trí kịp thời.
Trẻ sơ sinh 1 ~ 2 tháng tuổi có hệ tiêu hóa non yếu , các van dạ dày hoạt động chưa đồng bộ nên khi bú dễ nuốt hơi vào dạ dày làm bé dễ no và bị ọc sữa ra ngoài. Hơn nữa, khoang miệng của trẻ còn nhỏ mà lượng sữa lại nhiều sẽ khiến thực phẩm trong dạ dày bị trào lên, khiến trẻ sơ sinh bị trớ sữa. Do đó, để tránh bị trớ sữa mẹ cho bé bú từ từ, bú nhiều lần hơn, với lượng sữa đã được giảm bớt mỗi lần. Đồng thời, chỉ nên cho bé nằm sau khi bú khoảng 15 phút. Với trẻ bú bình, nghiêng bình sữa 45 độ và dùng núm vú đặc biệt để tránh nuốt không khí vào dạ dày gây nôn trớ. Khi cho trẻ bú xong, hãy bế dựng bé dậy, vỗ nhẹ vào lưng để bé ợ hơi, bé sẽ ợ hết không khí bé nuốt ra ngoài. Khi ngủ cố gắng để cho trẻ gối đầu cao, nằm nghiêng bên phải, trẻ sẽ giảm được hiện tượng này. Trường hợp này sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên và có thể mất hẳn mà không cần biện pháp can thiệp nào khác.
Trẻ hơn 7-8 tháng tuổi, hiện tượng trớ sữa do sinh lý không còn nữa. Nếu ở độ tuổi này, bé vẫn còn trớ sữa và đi kèm những triệu chứng khác thường có thể là dấu hiệu bệnh lý. Em bé bị dị tật đường tiêu hóa (hẹp thực quản, tá tràng) thường bị trớ sữa liên tục, kể cả khi không bú. Hoặc trẻ mắc một số bệnh đường tiêu hóa như tắc ruột, lồng ruột hay gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi trẻ đột nhiên ói, đang bú bình bỗng khóc thét lên, ưỡn bụng, nôn thốc tháo, bụng có thể nổi phồng lên…
Trẻ nhỏ có tính tò mò, khám phá thế giới xung quanh, thích cho ngón tay hoặc một món đồ nào đó vào miệng, dẫn đến miệng há ra quá mức và phản xạ nôn ói cũng sẽ xảy ra ngay sau đó. Ngoài ra, cho bé ăn thêm khi đã no, đút một muỗng quá đầy cũng có thể là nguyên nhân làm bé “phun trào”. Với các mẹ mới có con lần đầu chắc chắn trong quá trình nuôi dạy con sẽ một lần gặp hiện tượng này, mẹ luôn quan sát chú ý đến từng thay đổi của trẻ để kịp thời xử lí.
Lorem Ipsum is simply dummy text of the printing and typesetting industry. Lorem Ipsum has been the industry's standard dummy text ever since the 1500s.