Góc chuyên gia

Góc chuyên gia

Chuột rút khi mang thai và những điều bạn cần biết

Chắc hẳn ai đã mang bầu đều từng khốn khổ với chứng chuột rút khi mang thai (hay còn gọi là vọp bẻ).

Bị chuột rút luôn là nỗi ám ảnh của tất cả mọi người. Nhưng nếu những cơn đau bất ngờ ấy xuất hiện khi chúng ta trong tình trạng bình thường đã đáng sợ một, thì đối với các bà bầu, chúng còn đáng sợ hơn gấp…nhiều lần. Chuột rút trong thai kỳ xuất hiện trong giai đoạn nào, vì sao chúng xuất hiện thường xuyên, làm thế nào để “cứu nguy” khi bị chuột rút, và làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ bị chuột rút? Hôm nay, Jo sẽ cùng các mẹ tìm hiểu về triệu chứng này.

1. Thời gian xuất hiện chuột rút trong thai kỳ

Chuột rút có thể xuất hiện sớm, nhưng thường xuyên nhất là trong giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Triệu chứng có xu hướng ngày càng gia tăng trong những tuần cuối sát ngày sinh. Chuột rút hay xuất hiện nhiều nhất vào ban đêm.

2. Vì sao phụ nữ mang thai lại hay bị chuột rút?

Chứng co cứng cơ (chuột rút) thường xuất hiện do sự rối loạn về điện giải (các chất kali, natri, canxi…). Triệu chứng ốm nghén khiến mẹ bầu ăn uống kém, nôn ói, sụt cân làm mất nước và dẫn đến rối loạn cân bằng chất điện giải. Thêm vào đó, càng về những tháng cuối, nhu cầu canxi của cơ thể càng tăng cao, việc rối loạn chất điện giải như canxi là nguyên nhân chính dẫn tới chuột rút.

Chuột rút có thể xuất hiện bất kể lúc nào nhưng hay gặp vào buổi chiều tối khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác dẫn tới chuột rút như: trọng lượng cơ thể tăng nhiều dồn lên chân khiến chân mệt mỏi hay do cổ tử cung mở rộng chèn lên các mạch máu chạy xuống chân.

3. Bị chuột rút mẹ bầu cần làm gì?

Chuột rút thường xuất hiện rất bất ngờ và gây ra nhiều đau đớn. Dù vậy, khi bị chuột rút, các mẹ vẫn cần hết sức bình tĩnh, hít thở sâu, đều và thực hiện các biện pháp sau:

– Duỗi chân: Cố gắng để thẳng chân, bắt đầu xoa bóp nhẹ nhàng mắt cá và các ngón chân. Điều này có thể gây đau lúc đầu nhưng cảm giác đau sẽ dần biến mất.

– Xoa bóp các cơ bắp bị co rút.

– Dùng chai nước nóng đặt lên vùng bị chuột rút.

– Đi lại, bước một vài bước cũng sẽ giúp chứng chuột rút qua nhanh.

– Nằm xuống giường và đặt chân xuống đất hoặc gót chân khi nằm thẳng chặt chạm vào tường, cũng có thể duỗi lòng bàn chân về phía trước để kéo dài ống chân.

Ngoài ra, duỗi thẳng đầu gối, sau đó lại cong vểnh bàn chân về phía sau gối, gập lên trên, nhẹ nhàng xoay chân sẽ giúp giảm chứng chuột rút.

Khi bị chuột rút chị em cần bình tĩnh ngồi xuống nghỉ ngơi hoặc nhờ ông xã massage chân một lúc

5. Làm thế nào để hạn chế chuột rút?

– Tránh đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài, không ngồi vắt chéo chân.

– Vận động và kéo căng cơ bắp chân thường xuyên vào ban ngày và nhiều lần trước khi đi ngủ.

– Xoa bóp mắt cá chân của bạn và ngón chân khi ngồi, khi ăn hoặc xem tivi.

– Đi bộ mỗi ngày, trừ khi bác sĩ khuyên bạn không nên tập thể dục.

– Ngâm chân trước khi đi ngủ : trước khi đi ngủ nên ngâm chân bằng nước ấm, đồng thời dùng hai tay để massage chân từ 10-15 phút.

– Tham gia các hoạt động ngoài trời như tắm nắng nhiều để thúc đẩy quá trình hình thành vitamin D và hấp thụ lượng canxi.

– Học cách thư giãn để bớt căng thẳng cơ thể và tinh thần. Dùng các loại trà thảo mộc cũng giúp làm giảm cơn đau.

– Ăn nhiều thức ăn có canxi như: cá, sữa, trứng, gà, đậu, các loại thực phẩm chế biến từ đậu, rau cải, vừng, các loại giáp xác, các loại rong biển, tía tô… hoặc thực phẩm giàu chất điện giải (magie, canxi, kali) như dưa lê, dưa hấu, su su…

– Uống đủ nước sẽ giúp máu vận chuyển oxy tới các cơ, giúp cơ vận động bình thường từ đó ngăn được chứng chuột rút.

– Giữ ấm chân khi ngủ, nên nằm trong tư thế nằm nghiêng để tránh chuột rút.

Để tránh những đau đớn và nguy hiểm rình rập do chuột rút mang lại, các bà bầu cần lưu ý những điều trên để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.


Bài viết liên quan