MENUMENU
- Mang thai
-
-
Bài nổi bật nhất
-
Bài phổ biến nhất
-
-
- Sinh con
-
-
Bài nổi bật nhất
-
Bài phổ biến nhất
-
-
- Nuôi con
-
-
Bài nổi bật nhất
-
Bài phổ biến nhất
-
-
- Chuyên gia DND Brothers
- Video
- Tin tức
- Sản phẩm Jo
Để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, bạn cần có một kế hoạch sinh nở cụ thể. Bản kế hoạch càng chi tiết thì bạn càng có sự chuẩn bị chu đáo để chào đón thiên thần nhà mình tốt nhất.
Quá trình mang thai và sinh con có quá nhiều việc cần phải làm. Nào là khám thai ở đâu, lịch khám thai như thế nào, thực đơn dinh dưỡng nào giúp con nhanh lớn mà mẹ không phát phì, theo dõi sự phát triển của thai nhi qua từng tuần thai ra sao, nên lựa chọn bệnh viện nào khi sinh con… Để không bỏ sót bất kể một vấn đề gì cần thiết xung quanh thời kỳ thai nghén, chị em cần lập cho mình một kế hoạch sinh nở càng chi tiết càng tốt!
Bản kế hoạch sinh nở thực chất là những dự định, mong muốn của người mẹ liên quan đến quá trình thai nghén, sinh con và thời kỳ đầu sau sinh. Nó giúp các mẹ chủ động trong việc chăm sóc con yêu cũng như bản thân mình khỏe mạnh ngay từ sớm. Đồng thời giúp người thân trong gia đình cũng như cán bộ y tế nắm bắt được những nguyện vọng của thai phụ để cuộc sinh nở vẹn tròn, an toàn.
Và như các bạn biết đấy, làm việc có kế hoạch chi tiết sẽ luôn tốt hơn là mình bị động phải không nào?
Hãy cùng Jo đưa ra những hoạch định sinh con ngay từ khi bạn bắt đầu mang thai nhé!
Bạn có thể chọn một quyển sổ xinh xắn để ghi chép lại kế hoạch của mình. Bạn có thể trang trí chúng bằng những hình ảnh minh họa dễ thương hoặc tự viết những ghi chú kèm theo.
Nhưng cũng có thể bạn lập kế hoạch bằng file mềm, và có thể dễ dàng ghi chép, chỉnh sửa ở bất cứ đâu trên các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính bảng hay laptop. Sử dụng file mềm cũng khá thuận tiện để bạn có thể chia sẻ, gửi tới cho bạn bè, người thân hoặc bác sĩ cùng xem và đưa ra những góp ý về bản kế hoạch sinh nở của bạn.
Chị em có thể lên mạng để xem những kế hoạch sinh nở mẫu, sẵn có hoặc học tập theo một kế hoạch sinh từ một ai đó mà bạn tâm đắc. Tuy nhiên, mỗi bản kế hoạch sinh đều có sự khác biệt vì bạn có những sở thích, nguyện vọng, nhu cầu riêng; tình trạng sức khỏe của mỗi mẹ và bé cũng khác nhau.
Bạn nên vạch ra những ý chính cần có trong bản kế hoạch của mình. Mỗi ngày có thể thêm một chút ý tưởng đến khi bạn nhận thấy đã “hòm hòm” thì chỉ cần bắt tay triển khai ngay.
Chuyện sinh nở của người phụ nữ có rất nhiều giai đoạn. Nó có thể bắt đầu từ thời điểm vài tháng trước khi bạn đậu thai, rồi quãng thời gian 9 tháng 10 ngày với bao chuyện vui buồn, rắc rối của một chị bầu. Tiếp đó lại là câu chuyện sau sinh và chăm sóc bé yêu.
Vì vậy, bạn có thể vạch ra kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn. Viết thật chi tiết, cụ thể một giai đoạn nào đó mà bạn cảm nhận mình có thể đưa ra những gợi ý hoặc quyết định. Giai đoạn nào bạn cảm thấy chưa có nhiều thông tin hoặc chưa chắc chắn thì có thể viết vắn tắt hoặc đưa ra những câu hỏi của bản thân và sau đó tham khảo ý kiến chuyên gia.
Việc lập kế hoạch cần có mốc thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành. Ngoài ra cần tự chấm điểm xem mình đã thực hiện và hoàn thành những công việc định ra ở mức độ nào. Điều này sẽ giúp chị em kiểm soát được những việc nào đạt được, chưa đạt được.
Chị em cần nhờ rằng mình đang viết kế hoạch chứ không phải viết nhật ký làm mẹ. Do vậy, bạn chỉ cần viết rõ ràng, đầy đủ các thông tin cần thiết. Câu văn mạch lạc, rõ ràng thay vì đưa ra những cảm xúc cá nhân, hoặc lời lẽ tâm sự.
Không người mẹ nào có thể tự tin rằng mình đã biết đủ kiến thức mang thai -sinh nở – chăm sóc trẻ sơ sinh. Qúa trình học hỏi, tìm hiểu các thông tin là do bản thân mỗi chị em tích góp thông qua kinh nghiệm thực tế, kiến thức sách vở. Với những thông tin bạn chưa rõ ràng, đừng ngần ngại tư vấn các chuyên gia hoặc tham khảo ý kiến của các bà mẹ khác. Tuy nhiên, mỗi trường hợp mang thai, lại có sự khác biệt vì vậy bạn cần linh hoạt và biết cách đưa ra những lựa chọn hợp lý. Ví dụ: bạn có kế hoạch sinh thường, tuy nhiên trong trường hợp thai kỳ đột ngột có biến cố bạn nên lựa chọn sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Kế hoạch dự phòng
Các mẹ nên có một vài kế hoạch dự phòng thay vì chỉ có duy nhất một kế hoạch. Ví dụ: Bác sĩ đỡ đẻ mà bạn đã đăng ký trước đó rất lâu có thể có việc đột xuất vắng mặt trong ngày bạn sinh nở. Vì vậy, hãy làm quen hoặc ít nhất là có số liên hệ của một vài bác sĩ sản khoa khác có kinh nghiệm tương tự.
Trong suốt quá trình mang thai, đi sinh và chăm con sau này, các mẹ vẫn cần sự hỗ trợ của người thân. Vì vậy, bạn nên chia sẻ những thông tin, dự định của mình cùng một vài người thân thiết, đó là ông xã, mẹ đẻ, mẹ chồng, chị em hay bạn bè thân thiết.
Và bây giờ bạn hãy thử vạch ra cho mình một kế hoạch sinh chi tiết xem sao nhé!