Góc chuyên gia

Góc chuyên gia

Mẹ bầu sinh non, vì đâu?

Không ít mẹ bầu cho rằng, mình đã giữ gìn, ăn uống rất tốt trong thai kỳ nhưng vẫn sinh non là vì sao? Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến.

Viêm nhiễm vùng kín

Viêm nhiễm vùng kín ở phụ nữ nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng đều rất thường gặp, tuy nhiên chị em không nên chủ quan mà cần tích cực điều trị triệt để tránh gây hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi sau này.

Trong thời gian mang thai, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm âm đạo là bệnh thường gặp ở mẹ bầu. Các bệnh này khiến bà mẹ mang thai có nguy cơ đối mặt với những cơn co bóp tử cung liên tục dẫn tới hiện tượng sinh non.

Mang đa thai

Theo thống kê, 60% trường hợp bà bầu mang đa thai đều sinh sớm từ 20 – 30 ngày trước ngày dự sinh. Nguyên nhân là do trọng lượng của nhiều thai nhi gây áp lực lên tử cung của mẹ bầu dẫn tới sinh non.

Đa số thai phụ thai đôi, thai ba trở nên đều sinh non

Đa số thai phụ thai đôi, thai ba trở nên đều sinh non

Thiểu ối hoặc đa ối

Nước ối là môi trường dinh dưỡng bao bọc, bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ. Việc mẹ bầu bị thiếu ối hoặc quá nhiều nước ối đều là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sinh non và các biến chứng sản khoa. Việc ít ối có thể gây ra tình trạng cạn ối, trẻ thiếu dinh dưỡng và oxy, ngược lại nếu lượng ối quá nhiều sẽ khiến mẹ bầu thường xuyên gặp các cơn chướng bụng, co thắt dẫn tới sinh sớm.

Vì vậy, để biết được lượng ối của mình đã đầy đủ và phù hợp hay chưa, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, thường xuyên thăm khám thai để được bác sĩ tư vấn kịp thời.

Bất thường tại cổ tử cung

Nhiều trường hợp giai đoạn đầu mang thai hoàn toàn bình thường nhưng mẹ bầu gặp tai biến sản khoa do sự bất thường tại cổ tử cung đột ngột. Một số trường hợp thai phụ giãn nở tử cung trước ngày dự sinh mà không có sự chuẩn bị trước dẫn tới vỡ ối và sinh non.

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe và cần lưu ý giữ gìn, tránh làm việc nặng, hạn chế tần suất quan hệ tình dục trong những tháng cuối của thai kỳ.

Mẹ bầu mắc bệnh mãn tính

Thai phụ có bệnh mãn tính có nguy cơ sinh non rất cao.

Trước khi có ý định mang thai, nếu người phụ nữ có những căn bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường, cơ thể thiếu máu cần phải có thời gian bồi bổ và nâng cao thể trạng. Bạn cũng cần tư vấn bác sỹ chuyên khoa về bệnh mãn tính và bác sỹ sản khoa để có những chuẩn bị “cần kíp” nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong thai kỳ.

Với bà mẹ có tiền sử bệnh tật cần được theo dõi chặt chẽ về y tế và sự hỗ trợ của người thân trong suốt thời gian mang thai và cho con bú. Không ít trường hợp, cơ thể người mẹ trong những tháng cuối bầu bí trở nên mệt mỏi và giảm sức đề kháng dẫn hiện trường hợp sinh non.

Thai nhi bị dị tật

Thai nhi không được chăm sóc cẩn thận, suy dinh dưỡng hoặc mắc dị tật bẩm sinh có xu hướng sinh non hơn thai nhi khỏe mạnh bình thường. Bà mẹ mang thai cần có kế hoạch chuẩn bị sinh nở chu đáo để hạn chế những biến cố xảy ra cho mẹ và con trong thai kỳ.

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh của bà bầu

Vì sức khỏe của con yêu, bà mẹ mang thai cần có ý  thức giữ gìn sức khỏe, sinh hoạt điều độ trong suốt 9 tháng mang bầu. Những thói quen như thức khuya, ăn đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, tinh thần luôn căng thẳng, mệt mỏi là những lý do khiến mẹ bầu dễ có nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân.

Biết được những nguyên nhân gây sinh non, mẹ bầu cần chủ động chăm sóc sức khỏe thai kỳ để đảm bảo an toàn cho con yêu và chính mình. JO mong rằng, mọi em bé trong bụng mẹ hiện giờ sẽ chào đời thật khỏe mạnh và luôn là niềm hạnh phúc của mỗi bậc cha mẹ.

 

 


Bài viết liên quan