Góc chuyên gia

Góc chuyên gia

Mang thai ngoài tử cung, các dấu hiệu mẹ không thể chủ quan

Mang thai ngoài tử cung là trường hợp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa cả tính mạng của mẹ bầu. Do đó, nhận biết sớm các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung để có biện pháp xử lý kịp thời là vô cùng quan trọng.

Mang thai ngoài tử cung là một trong những biến chứng sản khoa mà bất kì mẹ bầu nào cũng có thể gặp phải. Dạng biến chứng này thường gặp trong giai đoạn sớm của thai kì.

Ngày nay, khi thời tiết, khí hậu, môi trường sống của chúng ta càng ngày càng thay đổi, cộng thêm sự tác động của các thiết bị điện tử, thiết bị công nghệ cũng là một phần nguyên nhân khiến các biến chứng trong giai đoạn thai kì có tỉ lệ nguy cơ tăng cao hơn. Vì vậy khi kết hôn và có kế hoạch sinh con, các mẹ không thể lơ là chủ quan được.

Mang thai ngoài tử cung là gì và ảnh hưởng ra sao mà mẹ bầu không thể coi thường?

Mang thai ngoài tử cung (hay chửa ngoài dạ con) là khi thai không nằm buồng tử cung mà nằm ở các vị trí bên ngoài tử cung như buồng trứng, cổ tử cung, vòi trứng…

Trong quá trình thụ tinh, khi tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử. Nhưng vì lý do nào đó khiến cho quá trình di chuyển của hợp tử vào trong buồng tử cung bị cản trở, nên thường sẽ đậu lại ở nơi bị ách tắc (thường là ở vòi trứng).

Ngoài trong buồng tử cung thì ở các nơi khác đều không phải là môi trường thuận lợi để thai được đảm bảo phát triển bình thường. Vì vậy, khi phôi thai ở vị trí ngoài tử cung sẽ rất khó có thể tồn tại được.

Phôi thai có thể vỡ bất kì lúc nào. Khi vỡ, máu sẽ chảy ra rất nhiều và tràn vào ổ bụng. Khi để tình trạng này xảy ra, đồng nghĩa với việc thai không giữ được và tính mạng của mẹ bầu sẽ gặp nguy hiểm.

Có cách nào nhận biết sớm mang thai ngoài tử cung?

– Khi nhận thấy có dấu hiệu mang thai nhưng khi mẹ bầu đi siêu âm lại không thấy có hình ảnh túi thai, lúc này các mẹ cần xem xét đến việc có thể có khả năng thai đang nằm ngoài tử cung. Vì vậy, trong trường hợp này, mẹ bầu cần kiểm tra thật kĩ lưỡng.

– Chảy máu âm đạo bất thường: Có thể ra máu chút ít khiến các mẹ không để ý, tuy nhiên ra máu bất thường chứng tỏ phôi thai đang có vấn đề. Mẹ cần đi kiểm tra ngay.

– Đau âm ỉ hoặc đau dữ dội một bên.

– Nồng độ HCG trong máu giảm dần: Nếu thai kì bình thường thì nồng độ HCG trong máu của mẹ bầu sẽ tăng dần theo tuổi thai. Nhưng nếu sử dụng dụng cụ thử thai mà lại thấy mức độ HCG tăng chậm hoặc vẫn giữ nguyên thì mẹ bầu phải hết sức lưu ý.

Làm sao để hạn chế nguy cơ mang thai ngoài tử cung?

– Các mẹ phải thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là trong kì kinh nguyệt, sau khi có quan hệ tình dục, đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa, khi vừa mới sinh.

– Nếu mẹ nào không may trước đó đã từng có tiền sử mang thai ngoài tử cung, mẹ cần báo với bác sĩ trước khi có ý định sinh con. Vì trường hợp này, nguy cơ bị tái lại sẽ cao hơn những người bình thường khác. Vì vậy cần có sự tư vấn và theo dõi của bác sĩ. Đồng thời, mẹ cũng nên đợi 6 tháng – 1 năm mới có thai để cơ thể lấy lại sự cân bằng do biến chứng trước đó.

– Nếu mẹ nào mắc các bệnh như viêm vòi tử cung, viêm dính vòi tử cung, chỉnh sửa ở vòi tử cung thì cần điều trị một cách tích cực và triệt để trước khi muốn có thai.

Trên đây là những điều căn bản về mang thai ngoài tử cung mà bất kì mẹ nào cũng nên biết, đó là mang thai ngoài tử cung là gì, các dấu hiệu để nhận biết và một số cách phòng tránh để giảm thiểu nguy cơ thai ngoài tử cung.

Theo thống kê trên 1000 người phụ nữ thì có khoảng 4 – 5 người mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, các mẹ cũng không thể chủ quan mà tự loại mình khỏi tỉ lệ rủi ro ấy được. Mọi sự cẩn trọng liên quan đến sức khỏe, nhất là trong thời kì mang thai đều vô cùng quan trọng.


Bài viết liên quan