MENUMENU
- Mang thai
-
-
Bài nổi bật nhất
-
Bài phổ biến nhất
-
-
- Sinh con
-
-
Bài nổi bật nhất
-
Bài phổ biến nhất
-
-
- Nuôi con
-
-
Bài nổi bật nhất
-
Bài phổ biến nhất
-
-
- Chuyên gia DND Brothers
- Video
- Tin tức
- Sản phẩm Jo
Vỡ tử cung là một trong những tai biến sản khoa đặc biệt nguy hiểm cho cả người mẹ và thai nhi. Tình trạng này nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng cho mẹ và con. Điều đáng nói hơn, vỡ tử cung có thể xảy ra với bất kì mẹ bầu nào. Theo thống kê, tỉ lệ các ca bị vỡ có thể lên tới 25 – 50%.
Có người có các triệu chứng dọa vỡ tử cung trước khi tử cung vỡ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp lại không hề có biểu hiện nào. Vỡ tử cung có thể xảy ra trong lúc chuyển dạ hoặc thậm chí ngay trong khi đang mang bầu. Vì vậy chị em không thể chủ quan với vấn đề này.
Vỡ tử cung có thể xảy ra ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kì. Tai biến này có thể xuất phát từ 3 nhóm nguyên nhân sau:
– Từ phía người mẹ: Do kết cấu khung chậu của mẹ bầu; có sẹo mổ cũ ở tử cung; sản phụ đã nhiều lần nạo phá thai; do có các khối u; sản phụ có tiền sử sinh đa thai nên cơ tử cung bị mỏng, dễ vỡ.
– Từ phía thai nhi: Thai nhi quá to; thai to từng phần bất thường; do tư thế của thai; đa thai mà các thai bị vướng vào nhau hoặc dị dạng.
– Do bác sĩ/nhân viên y tế can thiệp không đúng kĩ thuật hoặc theo dõi không cẩn thận.
– Đau bụng: Đau xảy ra đột ngột ở vùng giữa tử cung (thường ở vị trí vết mổ cũ), cơn đau có thể lan ra toàn bụng, càng ngày càng đau hơn, có thể khiến mẹ bầu choáng váng (da mặt tái nhợt, mạch đập nhanh, nhịp thở nhanh, thở nông, vã mồ hôi,…).
– Tử cung không còn hình dạng ban đầu:Mẹ có thể sờ thấy các phần thai ngay dưới thành bụng. Trong cơn chuyển động, mẹ bầu nhìn trên bụng thấy tử cung co lại, thấy nổi trên da bụng hình dáng giống như một quả bầu.
– Ra máu ở âm đạo.
– Qua thăm khám thấy tim thai đập nhanh hoặc chậm không đều.
Nếu mẹ bầu được chẩn đoán là dọa vỡ tử cung, phải tiến hành phẫu thuật cấp cứu để lấy thai nhi ra và ngăn chặn không để biến chứng nặng hơn xảy ra mà gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ.
Đương nhiên phòng bệnh vẫn hơn phải điều trị.
– Khi có thai: Mẹ phải thăm khám thường xuyên theo các mốc thời gian quan trọng, thực hiện các kiểm tra mà bác sĩ chỉ định như siêu âm, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu… Khi khám nếu phát hiện có các nguy cơ đẻ khó như khung chậu bất thường, có sẹo mổ cũ, ngôi thai bất thường… thì phải có kế hoạch cụ thể để theo dõi và đề phòng các tai biến có thể xảy ra.
– Khi chuyển dạ:
+ Mẹ cần đi khám để phát hiện các nguy cơ đẻ khó như thai quá to, ngôi thai có bất thường (ngôi trán, ngôi ngang, ngôi ngược…).
+ Mẹ bầu phải theo dõi sát cuộc chuyển dạ, theo dõi cơn co để phát hiện được dấu hiệu dọa vỡ tử cung để có thể xử trí kịp thời.
+ Nếu mẹ bầu có sử dụng các thuốc tăng co bóp tử cung phải đúng chỉ định, đúng liều lượng và có sự theo dõi cẩn thận của bác sĩ.
+ Nếu có làm bất cứ một thủ thuật nào, mẹ phải có sự thăm khám, tư vấn kỹ lưỡng của bác sĩ và phải có sự đảm bảo về chuyên môn của người phẫu thuật.
Chúc các mẹ có một thai kì mạnh khỏe!