Góc chuyên gia

Góc chuyên gia

Vì sao mẹ sinh mổ thường ít sữa, mất sữa?

Dưới đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng các mẹ sinh mổ thường ít sữa, mất sữa?

Nguyên gây mất sữa, ít sữa ở mẹ sinh mổ

Trong những năm gần đây, ngành sản khoa thống kê thấy rằng tỷ lệ thai phụ sinh con bằng phương pháp sinh mổ ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, người ta cũng nhận thấy, sau khi sinh các mẹ sinh mổ này thường ít sữa, mất sữa hơn hẳn các mẹ sinh thường. Lượng sữa mẹ không đủ cho con bú khiến không ít bà mẹ lo lắng, thậm chí rơi vào trạng thái căng thẳng tinh thần. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này?

Tuyến sữa của mẹ chưa phát triển đầy đủ:

Nhiều trẻ sơ sinh chào đời sớm trước ngày dự kiến sinh 1-2 tháng do các biến chứng sản khoa nên bắt buộc phải sinh mổ. Khi bé ra đời sớm, tuyến sữa của người mẹ chưa phát triển hoàn chỉnh vì vậy sau sinh thường ít sữa hoặc có sữa mẹ nhưng mất sữa sớm.

Tác dụng phụ của việc gây mê trong khi mổ:

Nhiều mẹ sinh mổ có thể phải gây mê trong khi mổ giúp giảm đau. Tuy nhiên, việc này khiến bé mới sinh không được bú mẹ ngay khi chào đời, từ đó không kích thích tuyến sữa hoạt động sớm.

Nhiều loại thuốc sử dụng trong quá trình sinh mổ có thể tác động đến quá trình tiết sữa của các mẹ sau sinh.

Sử dụng thuốc kháng sinh:

Các mẹ sinh mổ sẽ được tiêm hoặc uống thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng vết mổ. Đây cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hormone tuyến sữa khiến sữa mẹ không về ổn định.

Giải pháp cho các mẹ ít sữa, mất sữa sau sinh

Các chuyên gia dinh dưỡng và nhi khoa khuyến cáo các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất trong vòng 6 tháng đầu và kéo dài đến khi bé đủ 24 tháng. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp tăng cường sự phát triển và miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trong khi đó việc tiết sữa phụ thuộc phần lớn vào thùy tuyến và phản xạ xuống sữa của tuyến sữa. Nếu chị em có dấu hiệu ít sữa, mất sữa sau sinh cần sớm thực hiện các biện pháp sau để gọi sữa về trước khi quá muộn.

Cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt:

Ngay sau khi sinh, dù bạn sinh thường hay sinh mổ, trẻ sơ sinh cần sớm gặp mẹ và bú mẹ. Nhiều bệnh viện sản khoa hiện nay để áp dụng phương pháp da tiếp da sớm ngay sau sinh với rất nhiều lợi ích, trong đó có việc kích thích tuyến sữa của mẹ tiết sữa.

Cho con bú đúng tư thế giúp bé ngậm đúng khớp ngậm, bú được nhiều sữa mà mẹ không bị đau núm vú.

Cho con bú đúng cách:

Các bà mẹ cần học cách cho con bú đúng tư thế, để giúp bé ngậm đúng núm vú giúp bé bú được nhiều sữa, mẹ không bị đau hay nứt đầu ty. Ngoài ra, mẹ nên cho con bú theo cữ, đúng giờ quy định, tránh hiện tượng cho con bú vặt. Cho con bú cả hai bên ngực, bé bú hết một bên rồi lại chuyển sang bên tiếp theo. Ngoài thời gian cho con bú trực tiếp, nếu bé không bú hết, mẹ có thể sử dụng máy hút sữa để lưu trữ sữa mẹ để cho bé bú bình sau này.

Bổ sung thực phẩm lợi sữa:

Sau sinh, chị em không nên kiêng kem thái quá, cần ăn uống đủ các nhóm chất, đặc biệt là chất đạm, chất béo, chất xơ như thịt cá, trứng, sữa, rau củ quả, trái cây tươi…để đảm bảo chất lượng sữa mẹ. Mỗi ngày cần uống từ 2-3 lít nước giúp tạo đủ lượng sữa cần thiết cho con bú.

Nghỉ ngơi, tránh căng thẳng tâm lý:

Những suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng tâm lý có thể ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa ở người mẹ. Vì vậy, người thân và gia đình cần hỗ trợ các bà mẹ sau sinh trong quá trình chăm sóc bé mới sinh, tạo bầu không khí vui vẻ trong gia đình,  giúp chị em có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ít nhất được ngủ 7-8 tiếng mỗi ngày.

Sử dụng thuốc lợi sữa:

Hiện nay trên thị trường có một số sản phẩm thực phẩm chức năng, thuốc lợi sữa có nguồn gốc tự nhiên, an toàn cho các bà mẹ sau sinh.  Các sản phẩm này có hoạt chất giúp các mẹ cân bằng hormone tuyến sữa, kích thích thùy tuyến sản sinh nhiều sữa hơn. Trước khi sử dụng các loại thuốc lợi sữa, chị em có thể tư vấn dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa.

Việc mất sữa, ít sữa sẽ là nỗi khổ tâm của các bà mẹ, đây cũng là một trong nhiều tác dụng phụ khi sinh mổ. Mặc dù các bà mẹ sinh mổ cũng phải trải qua đau đớn, nguy hiểm như các mẹ sinh thường. Vì vậy, bạn cần có sự chủ động trong việc áp dụng các phương pháp kích sữa, cho con bú càng nhiều càng tốt để giữ gìn nguồn sữa mẹ lâu dài.


Bài viết liên quan