Góc chuyên gia

Góc chuyên gia

Những kỹ năng cha mẹ cần dạy trẻ càng sớm càng tốt

Càng dạy con sớm những kỹ năng quan trọng này, bé con nhà bạn sẽ càng trưởng thành, tự lập giúp bố mẹ yên tâm hơn. Dưới đây một kỹ năng cơ bản, các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể hướng dẫn và rèn giũa trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Có ý thức chăm sóc sức khỏe bản thân

Có sức khỏe tốt trẻ mới có thể học hành và phát huy hết những khả năng của bản thân. Ngay từ khi còn nhỏ việc nhắc nhở trẻ phải ăn ngủ đúng giờ, rửa tay bằng xà bông hay đánh răng đúng cách là điều các bậc phụ huynh cần lưu ý. Từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày, trẻ sẽ rèn luyện cho mình ý thức bảo vệ sức khỏe, sống năng động hữu ích.

Sống chan hòa, chia sẻ cùng mọi người

Nếu bạn luôn e sợ con sẽ bị tổn thương do chạy nhảy, nô đùa cùng chúng bạn hay gặp gỡ đông người bé sẽ bị lây bệnh truyền nhiễm, vì vậy bạn chỉ giữ bé khư khư trong nhà để bảo vệ an toàn cho con.
Thực tế bạn đang làm hại con vì bé đã bị tước mất cơ hội được gặp gỡ, học hỏi và giao tiếp cùng mọi người. Thay vì vậy, hãy để con vấp ngã, được trải nghiệm những điều hay, điều dở trong cuộc sống để bé biết sống yêu thương, chan hòa cùng mọi người xung quanh.

Cho con cơ hội được giao tiếp cùng bạn bè đồng trang lứa, học cách quan tâm và yêu thương mọi người.

Một đứa trẻ có “lòng thảo” sẵn sàng chia sẻ quà bánh của mình cho bạn bè hay biết xót xa, yêu quý động vật là đứa trẻ giàu lòng nhân ái và tình thương yêu chắc chắn sẽ có cuộc sống hạnh phúc và được nhiều người yêu mến.
Biết cảm ơn và xin lỗi
Khi con còn bé, bố mẹ dạy con biết cách chào hỏi người lớn, biết cảm ơn khi được cho quà bánh hay nói xin lỗi khi mắc lỗi không phải chỉ vì phép lịch sự đơn thuần mà có mang ý nghĩa giáo dục đạo đức nhất định.
Một đứa trẻ ngay từ nhỏ biết nhận ra những khuyết điểm của bản thân và nói câu xin lỗi là đứa trẻ biết cách phấn đấu để thay đổi bản thân và thành công. Và khi con nói cảm ơn tức là con biết cúi mình để trân trọng sự giúp đỡ, hỗ trợ của mọi người dành cho mình. Trong cuộc sống có những lúc chúng ta được “nhận” rất nhiều yêu thương và cũng có khi làm tổn thương ai đó nhưng biết cách ứng xử và giải quyết như thế nào là điều rất quan trọng.
Không ngừng học tập
Hãy khuyến khích trẻ không ngừng khám phá và học hỏi nhiều điều mới lạ, bổ ích trong cuộc sống. Có thể bé sẽ đặt rất nhiều câu hỏi khiến cha mẹ “đau đầu” nhưng đừng vội từ chối niềm thích thú học hỏi ngầy từ sớm của bé.

Thông qua những công việc nhà đơn giản trẻ có thể học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích.

Một đứa trẻ ham học tập mục đích không phải để trẻ dành được điểm số cao ở trường lớp, được mọi người tung hô và ngưỡng mộ. Thay vào đó, hãy để trẻ chủ động kiếm tìm những điều chúng yêu thích và say mê. Học tập không chỉ dừng ở việc học giỏi, đỗ đạt trong những kì thi với những kiến thức có trong sách vở mà trẻ cần có những kỹ năng sống thiết thực (biết bơi, biết sơ cấp cứu, biết phân biệt các loại cá ăn hàng ngày….)
Dạy con về hiện thực cuộc sống nhưng biết lạc quan và sẵn sàng
Cuộc sống đâu chỉ màu hồng để con dễ dàng trưởng thành. Đừng ngần ngại hay e dè không để trẻ biết những khó khăn thực tế trong gia đình hay những nguy cơ con có thể gặp khi ra ngoài một mình.
Hãy để trẻ đối diện với sự thật và luôn có thái độ sẵn sàng ứng phó với tình huống bất ngờ xảy ra trong cuộc sống. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần củng cố và tạo dựng niềm tin cũng như thái độ sống lạc quan, tích cực, biết phấn đấu để thành công cho con trẻ ngay từ nhỏ


Bài viết liên quan